Từ đầu năm đến nay, nước ta đã xuất hiện 40 ổ dịch cúm gia cầm tại 14 tỉnh, thành phố. Số lượng tiêu hủy trên 100 nghìn con. Trong khi đó, thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, giá gà thương phẩm tụt thê thảm, dao động ở mức 30 – 40 nghìn đồng/kg.

{keywords}
 Ảnh: Quyết Thắng

Tình trạng này đang đẩy người nông dân vào thế khó, bán sợ lỗ, giữ lại thì chi phí đội giá. Nguy cơ anh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi. 

Tại Vĩnh Phúc, nhiều hộ chăn nuôi lao đao vì giá gà giảm liên tục. Hộ chăn nuôi của anh Đinh Văn Dũng (Hoàng Hoa, Tam Dương) cho biết, gia đình anh nuôi gà hơn chục năm nay nhưng chưa thời điểm nào bấp bênh, lỗ nặng như bây giờ.

{keywords}
 
{keywords}
 


Trung bình mỗi ngày, đàn gà hơn 4.000 con của gia đình anh tiêu thụ 16 bao cám và với giá cám tăng cao như hiện nay, chi phí thức ăn cho đàn gà "đội" thêm 320 nghìn đồng/ngày.Do dịch Covid-19, nhiều nhà hàng, quán ăn đóng cửa, nghỉ bán, việc tiêu thụ giảm mạnh. Gà tồn trong trại rất nhiều.

Giá mỗi bao cám 25 kg dao động ở mức từ 220 - 320 nghìn đồng/bao tùy loại. So với năm 2020, giá mỗi bao cám các loại đã tăng tới 47 nghìn đồng/bao và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Giá trứng chỉ 12 nghìn đồng/chục quả. Mỗi ngày, tính đơn giản anh cũng lỗ 1,2 triệu đồng. Anh gọi thương lái vào định bán bớt nhưng giá rẻ, anh tiếc nên giữ lại.

{keywords}
 

Chung cảnh ngộ với anh Dũng là gia đình anh Nguyễn Văn Ngọ (Sông Lô). Trang trại nhà anh Ngọ có hơn 1 vạn con gà chuẩn bị xuất bán nhưng giá bán không đủ bù lỗ cho chi phí đầu tư, mua thức ăn. Một số thương lái nắm được tình hình, còn cố tình ép giá.

Chưa kể, dịch cúm gia cầm bùng phát, phát sinh thêm chi phí phòng dịch, tiêu độc khử trùng, mua hóa chất…

Anh Ngọ nhẩm tính, trừ đi chi phí mua con giống, thức ăn, tiêm phòng, phun thuốc khử trùng chuồng trại, tiền điện, anh lỗ gần 200 triệu đồng.

Trước tình hình này, các cơ quan ban ngành tỉnh Vĩnh Phúc đã khuyến cáo người dân thận trọng tái đàn, nhằm tránh tình trạng đội chi phí chăn nuôi. Trong thời gian tới, dự kiến giá thức ăn sẽ tiếp tục tăng.

Ngoài ra, các ổ dịch cúm gia cầm đã được không chế. Tuy nhiên, trước khi tái đàn, bổ sung đàn, người nông dân cần vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại. Nếu bổ sung đàn, cần thực hiện cách ly đủ số ngày theo quy định.

Ông Trương Công Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các phòng, ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch động vật.

Hướng dẫn, khuyến cáo người chăn nuôi thường xuyên cập nhật thông tin thị trường; thận trọng, tính toán kỹ khi tăng đàn, tái đàn sản xuất chăn nuôi để tránh xảy ra tình trạng cung vượt cầu. Theo dõi tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên cả nước.

Thực hiện tốt các biện pháp giảm chi phí đầu vào cho chăn nuôi như lựa chọn con giống tốt, thức ăn chăn nuôi đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, tiêm đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh cho đàn gia cầm. Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, giảm thiệt hại do cúm gia cầm gây ra.

Khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi thường xuyên và định kỳ, kiên quyết không để dịch bệnh xảy ra và lây lan diện rộng; tiết kiệm các chi phí về nhân công, điện, nước... trong sản xuất và áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.

Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất chăn nuôi theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã; liên kết sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị để chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển chăn nuôi các đối tượng vật nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế sẵn có của vùng, của địa phương tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thông) đề nghị các tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng tiết kiệm triệt để, hiệu quả nguồn nguyên liệu để hạ giá thành sản xuất.

Tăng cường các giải pháp tìm kiếm, tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu. Ví dụ: Sử dụng nguồn cám thảo mộc, thức ăn tự nhiên.

Bên cạnh đó, Cục Chăn nuôi cũng khuyến cáo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng dịch, ngăn chặn, phát hiện kịp thời các ổ dịch cúm gia cầm mới.

Kiên quyết xử lý các trường hợp vận chuyển gia cầm chết, nhiễm bệnh. Kiểm soát nguồn giống, động vật ra vào tỉnh, thành. Khuyến khích người dân đẩy mạnh công tác tiêu độc, khử trùng chuồng trại…

Văn Lợi - Ảnh Quyết Thắng