Là huyện cửa ngõ của tỉnh Bạc Liêu có diện tích là 25.104 ha, dân số 101.531 người, Vĩnh Lợi là huyện thứ 2 của tỉnh Bạc Liêu được lựa chọn xây dựng nông thôn mới.

Qua 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện đã huy động các nguồn lực từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, huyện, đặc biệt nguồn vốn đóng góp từ người dân được tổng cộng trên 603 tỉ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, công trình phúc lợi xã hội… Từ đó diện mạo nông thôn huyện Vĩnh Lợi có sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

{keywords}
Là huyện cửa ngõ của tỉnh Bạc Liêu có diện tích là 25.104 ha, dân số 101.531 người, Vĩnh Lợi là huyện thứ 2 của tỉnh Bạc Liêu được lựa chọn xây dựng nông thôn mới.

Hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng đồng bộ ấp liền ấp, đường ô tô đến 100% trung tâm xã, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân. Hệ thống điện thắp sáng, phục vụ sinh hoạt và sản xuất được đầu tư xây dựng phủ khắp tất cả các khu dân cư.

Hiện tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn trong toàn huyện đạt 99,55%. Mạng lưới trường, lớp được củng cố, ổn định và phát triển. Toàn huyện hiện có 28 trường học, trong đó có 8 trường mầm non, mẫu giáo; 13 trường tiểu học; 7 trường THCS. Ngoài ra, trên địa bàn có 8 trung tâm học tập cộng đồng hoạt động đem lại hiệu quả tích cực.

Huyện đã đầu tư và huy động các mạnh thường quân, doanh nghiệp và nhân dân trong và ngoài huyện xây dựng sửa chữa, nâng cấp hệ thống giao thông đường trục xã, liên xã trên địa bàn huyện đã hoàn thiện 274 tuyến đường giao thông nông thôn đã được đầu tư nhựa hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện, đường ngõ xóm với chiều dài 155,9km, với tổng mức đầu tư 86 tỷ 1,683 triệu đồng và 235 cây cầu giao thông nông thôn với tổng mức đầu tư 21 tỷ 863,489 triệu đồng. 

Toàn huyện đã xây dựng được 8 cánh đồng lớn, diện tích liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm bình quân đạt hơn 1.980 ha. Nhờ áp dụng thành công các mô hình sản xuất mới,sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả nên đời sống, thu nhập của người dân từng bước được nâng lên. Qua thống kê, thu nhập bình quân đầu người đạt 45,4 triệu đồng/người/năm (tăng 12,4 triệu đồng/người/năm so với năm 2015).

Toàn huyện có 77/77 ấp đạt chuẩn văn hóa, đạt 100%. Bên cạnh đó, toàn huyện cũng đạt 100% xã văn hóa nông thôn mới (7/7 xã). Đặc biệt, thị trấn Châu Hưng đang được thẩm định hồ sơ công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị. 

Nguyễn Liên
Ảnh: Nguyễn Anh