Trong Chương trình Quốc gia phòng chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu, số lượng ổ dịch trên cả nước sẽ giảm đến 20% so với giai đoạn trước; xây dựng thành công và duy trì ít nhất 1.000 cơ sở chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh lở mồm long móng.

Nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu trên, đồng thời xây dựng được “tường thành” bảo vệ đàn vật nuôi của tỉnh, ngành chuyên môn tỉnh Đồng Nai đã đề ra nhiều chiến lược, triển khai các chiến dịch phòng chống dịch lở mồm long móng trong năm 2021.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Theo số liệu thống kê, năm 2020, Đồng Nai có tổng đàn bò trên 87 ngàn con, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm 2019.

Năm 2020, Đồng Nai cung cấp trên 4.300 tấn thịt bò ra thị trường, tăng 2,36% so với cuối năm 2019. Năm 2021, tổng đàn gia súc tăng hơn so với năm 2020.

Với mục tiêu chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngăn ngừa sự phát triển của các loại dịch bệnh động vật trên địa bàn, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, dịch cúm gia cầm, tai xanh ở lợn, lở mồm long móng ở gia súc, dịch bệnh Dại và các dịch bệnh động vật khác.

Hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do dịch bệnh xảy ra, góp phần ổn định sản xuất chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người.

Ngày 03/02 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 489/KH-SNN vềphòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2021.

Trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính bố trí kinh phí thực hiện phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2021 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Đồng thời phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch bệnh và báo cáo kịp thời mọi diễn biến tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai đã triển khai, thực hiện được nhiều chỉ tiêu đề ra, cụ thể:

Về cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2021.

Chi cục đã ban hành Kế hoạch số 233/KH-CCCNTY ngày 06/4/2021 nhằm thực hiện Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở An toàn dịch bệnh cho 100% trang trại có giấy Chứng nhận sẽ hết hiệu lực trong năm 2021 và Cấp mới giấy chứng nhận cơ sở An toàn dịch bệnh cho các trang trại có yêu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Về giám sát dịch bệnh các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2021.

Chi cục sẽ giám sát 100% trang trại đã được cấp giấy Chứng nhận an toàn dịch bệnh, 100% trang trại quy mô lớn chưa xây dựng cơ sở An toàn dịch bệnh và giám sát 50% trang trại quy mô vừa và nhỏ chưa xây dựng cơ sở An toàn dịch bệnh theo đúng tiến độ Kế hoạch số 234/KH-CCCNTY ngày 06/4/2021 đã ban hành.

Chủ động đánh giá sự lưu hành mầm bệnh:

Đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, thủy sản để duy trì huyện, xã an toàn dịch bệnh và làm cơ sở xây dựng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Đồng thời xác định tác nhân gây bệnh đối với các trường hợp gia súc, gia cầm và thủy sản bệnh, chết (không rõ nguyên nhân) để áp dụng kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế dịch bệnh lây lan. Chi cục đã ban hành Kế hoạch số 240/KH-CCCNTY-PCD ngày 07/4/2021 về triển khai giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021.

Đặc biệt, riêng bệnh lở mồm long móng là bệnh thường xuyên xảy ra trên đàn bò, tỷ lệ bò mắc bệnh từ 3-5% tổng đàn.

Theo theo ngành Thú y tỉnh Đồng Nai, hệ thống ngành chuyên môn cũng như người dân cần tuân thủ và quyết liệt bảo vệ vật nuôi.

Hiện có 2 biện pháp phòng bệnh lở mồm long móng gồm: Tiêm phòng vắc xin và sát trùng chuồng trại, tiêu độc khử trùng, dọn dẹp vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tăng cường sức đề kháng cho đàn gia súc. Tiêm phòng bệnh vẫn là quan trọng nhất. Nếu trong trường hợp đã xảy ra bệnh trên đàn bò, theo kinh nghiệm của trại, ngoài điều trị theo khuyến cáo của ngành Thú y thì cần kết hợp phương pháp dân gian.

Căn cứ vào kết quả giám sát lưu hành virus lở mồm long móng tại các địa phương, Cục Thú y Đồng Nai khuyến cáo hộ chăn nuôi ưu tiên lựa chọn các chủng loại vắc-xin có hàm lượng kháng nguyên cao; bảo đảm tiêm phòng 2 lần trong 1 năm.

Song song đó, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường công tác tiêu độc khử trùng, kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia súc… và căn cơ nhất vẫn là xây dựng vùng an toàn dịch bệnh lở mồm long móng trên địa bàn. 

Minh Phúc