Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả luôn được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của TP. Hà Nội, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững. Riêng đối với phát triển mô hình sử dụng năng lượng xanh cho các cơ sở sản xuất là một trong những nhiệm vụ quan trọng thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Hà Nội.

{keywords}
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả luôn được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của TP. Hà Nội.

Giai đoạn này Hà Nội đặt mục tiêu góp phần giảm mức tiêu hao năng lượng bình quân cho các ngành/phân ngành công nghiệp so với giai đoạn 2016 - 2020.

Cụ thể, đối với công nghiệp dệt may tối thiểu 1%; đối với công nghiệp rượu, bia và nước giải khát từ 0,5 - 1,37% tùy vào loại sản phẩm, quy mô sản xuất; đối với công nghiệp giấy từ 1,6 - 3,6% tùy từng loại sản phẩm và quy mô sản xuất; đối với công nghiệp hóa chất tối thiểu 1,4%; đối với công nghiệp sản xuất nhựa từ 3,6 - 4,5%....

Về nội dung triển khai, Hà Nội sẽ hỗ trợ kỹ thuật đối với các hoạt động sản xuất, chế tạo, cải tạo, chuyển đổi thị trường phương tiện, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất, công trình xây dựng, chiếu sáng công cộng, giao thông vận tải, tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình,…; tăng cường năng lực về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Năm ngoái, Hà Nội đã trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh năm 2020 cho 42 đơn vị, trong đó có 17 đơn vị được xếp hạng 5 sao; 13 đơn vị được xếp hạng 4 sao; 12 cơ sở được xếp hạng 3 sao. Các doanh nghiệp, cơ sở này đã triển khai thực hiện các giải pháp có tính điển hình, mang lại hiệu quả cao, có thể áp dụng cho nhiều doanh nghiệp ở quy mô khác nhau, giúp cho các doanh nghiệp cơ sở chủ động trong quá trình đổi mới trang thiết bị, quản lý vận hành và thiết kế dự án.

Quốc Huy