Tỉnh Hải Dương có 9.700ha vải, năm 2020, dự kiến tổng sản lượng quả đạt 45.000 tấn; trong đó, trà vải sớm có tỷ lệ ra hoa đạt trên 90% và hiện đang trong giai đoạn làm cùi, trà vải thiều có tỷ lệ ra hoa đạt hoảng 65-70% và đang cho quả non. Dự kiến năng suất vải thiều đạt khoảng 25.000 tấn.

{keywords}
Hải Dương đang xây dựng 23 vùng trồng vải, nhãn theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng diện tích 220ha. 

Hiện địa phương này đang xây dựng 23 vùng trồng vải, nhãn theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng diện tích 220ha.

Để chuẩn bị cho vụ vải 2020, tỉnh đã chủ động giám sát chặt vùng trồng và tổ chức các hoạt động kết nối tiêu thụ vải.

Vùng trồng này đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Australia và các nước EU về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Địa điểm triển khai tại các xã trồng vải, nhãn tập trung của huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh.

Triển khai kế hoạch này, ngành nông nghiệp Hải Dương phối hợp với huyện Thanh Hà, thị xã Chí Linh áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng trồng vải xuất khẩu.

Người dân mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật mới để làm ra quả vải ngon, sạch đáp ứng được những thị trường khó tính và mong muốn có đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Ông Trần Văn Quân - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương - cho biết để đáp ứng mục tiêu xuất khẩu, ngành nông nghiệp đã quán triệt việc quản lý vùng trồng chặt chẽ; phối hợp với các huyện Thanh Hà, Chí Linh và giao ngành bảo vệ thực vật rà soát, quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn để đảm bảo chất lượng cũng như sự an toàn.

Thậm chí, ngay trong đợt dịch COVID-19, cán bộ nông nghiệp vẫn phân vùng, đến từng vườn của các hộ để kiểm tra giám sát việc tuân thủ nghiêm quy trình sát khuẩn; thường xuyên trao đổi thông tin qua điện thoại, email về tình hình thực hiện...

Vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật đã thông báo các mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu đi Nhật Bản, Mỹ, Autralia của Hải Dương; trong đó, cấp mới 11 mã số vùng trồng và rà soát, đánh giá, cấp lại 12 mã.

Để chuẩn bị cho lần đầu tiên đưa quả vải tươi sang thị trường Nhật, vừa qua, Hải Dương đã có 1 doanh nghiệp được Cục Bảo vệ thực vật cấp chứng nhận cho cơ sở xử lý, xông methybromide cho quả vải xuất khẩu.

Quang Ninh