Tiêu chí chất lượng thống kê 3.3

Trong đó nhấn mạnh sự hiểu biết về khái niệm tiêu chuẩn, thang đo và nhận dạng tiêu chuẩn để từ đó có thể đánh giá được quá trình, công việc đang thực hiện có đúng tiêu chuẩn hay không; qua đó, căn cứ vào tiêu chuẩn này để đánh giá được chất lượng thống kê.

Với yêu cầu đặt ra cần phải khẩn trương thống nhất và ban hành khái niệm về tiêu chuẩn, quy định, do đó, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương đề nghị các đại biểu góp ý để hình thành khung khái niệm và khung đánh giá dựa trên các sản phẩm đầu ra để từ đó các đơn vị sẽ ứng dụng vào công việc của đơn vị mình để chọn các chỉ tiêu. Việc đánh giá sẽ được thực hiện từ cấp quốc gia đến cấp địa phương dựa trên việc xây dựng các phần mềm đánh giá.

{keywords}
Chiều ngày 16/12/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tổ chức buổi Hội thảo về Tiêu chuẩn thống kê.

Trên thế giới, nhiều nước đã nghiên cứu, ban hành chính sách về Tiêu chuẩn thống kê. Điều này cho phép dữ liệu từ những nguồn khác nhau được so sánh trên nền tảng thống nhất và bảo đảm việc so sánh có ý nghĩa theo thời gian. Việt Nam đã có nhiều tiêu chuẩn nhà nước trong nhiều lĩnh vực khác như kế toán, kiểm toán, xây dựng,... tuy nhiên, chưa hệ thống hóa, tổng kết lại về tiêu chuẩn thống kê hoàn chỉnh đối với từng biến dữ liệu cụ thể - loại dữ liệu sơ cấp dùng để tổng hợp nên các chỉ tiêu thống kê tổng hợp cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Ngày 05/01/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2019/QĐ-TTg về việc Ban hành Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước đến năm 2030, trong đó có 7 tiêu chí liên quan đến tiêu chuẩn thống kê.

Tiêu chí chất lượng thống kê 3.3 nêu rõ việc phải “Có các tiêu chuẩn thống kê phù hợp với các tiêu chuẩn, thực hành tốt của quốc tế và khu vực”. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn thống kê nhà nước và thí điểm xây dựng một tiêu chuẩn thống kê cụ thể để từ đó làm tiền đề, xây dựng các tiêu chuẩn thống kê chi tiết cho các lĩnh vực thống kê khác trong tương lai trở thành một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan thống kê quốc gia.

Những lợi thế chính của xây dựng và sử dụng phổ biến những tiêu chuẩn thống kê

Tại buổi Hội thảo về Tiêu chuẩn thống kê, các đại biểu tham dự được nghe trình bày về các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn thống kê, trong đó nhấn mạnh các nội dung về: Sự cần thiết; Tiêu chuẩn thống kê là gì, các bộ phận cấu thành; Khung tiêu chuẩn thống kê; Kế hoạch.

Theo đó, Tiêu chuẩn thống kê là một bộ tài liệu do cơ quan thống kê Trung ương ban hành, là tài liệu cung cấp khái niệm, định nghĩa, phương pháp luận, trình tự thủ tục cho từng biến dữ liệu thống kê theo từng lĩnh vực nhằm đạt được một cách xử lý thống nhất về các vấn đề thống kê trong một hoặc nhiều chương trình thống kê, điều tra thống kê, qua thời gian và không gian.

Khung tiêu chuẩn thống kê là khung ma trận gồm 2 phần: Chiều ngang với các cầu phần tiêu chuẩn thống kê và Chiều dọc tiêu chuẩn thống kê được phân theo lĩnh vực/hoạt động thống kê.

Có 3 lợi thế chính của việc xây dựng và sử dụng phổ biến những tiêu chuẩn thống kê đã được phê chuẩn, đó là: Bảo đảm chất lượng sản phẩm thống kê; Tạo ra bức tranh thống kê toàn cảnh có ý nghĩa về xã hội và kinh tế; Giảm thiểu chi phí và tăng cường sự minh bạch. Với sự cần thiết như vậy, việc nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn thống kê nhà nước là việc làm cần thiết và có tính cấp bách.

Minh Thuý