Chỉ thị nêu rõ, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng để tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn về nhận thức và hành động của cấp cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, từ đó tự giác, hưởng ứng tham gia thực hiện Cuộc vận động, góp phần hình thành văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam.

Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, trao đổi, chia sẻ thông tin, huy động và sử dụng các nguồn lực; khơi dậy, phát huy tính chủ động, sáng tạo, đặc thù, thế mạnh của từng địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, cộng đồng doanh nhân của tỉnh trong thực hiện Cuộc vận động; tham gia sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm đặc hữu, sản phẩm OCOP của tỉnh.

{keywords}
Hàng Việt tại các kênh phân phối hiện đại 

Để thực hiện cuộc vận động này, Lâm Đồng sẽ tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ trong tâm như tăng cường lãnh đạo tổ chức thực hiện Cuộc vận động phù hợp với tình hình thực tiễn ở các địa phương, cơ sở và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Đảm bảo sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân.

Tỉnh tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động ở các cấp, ngành, địa phương và đề ra giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Cuộc vận động gắn với trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa Việt và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng hóa trong tỉnh có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được người tiêu dùng yêu thích.

Bên cạnh đó, kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Xử lý kịp thời các vi phạm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà sản xuất và người tiêu dùng, có biện pháp cụ thể để hỗ trợ, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; Bên cạnh đó, chỉ đạo kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm công.

Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cuộc vận động đã tác động tích cực đến nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất, phân phối, dịch vụ nhận thức đầy đủ, tích cực hơn trong tham gia hưởng ứng Cuộc vận động, chú trọng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và đề cao trách nhiệm đối với người tiêu dùng. 

Bài và ảnh: Vĩnh Sang