Mã đề là cây ưa ẩm, thích hợp với các chân ruộng đất thịt nhẹ pha cát. Cây trồng được quanh năm, nhưng thời vụ chính nên bắt đầu từ tháng 7-12 âm lịch hàng năm.

Sau gieo hạt khoảng 1,5 tháng sẽ ra hoa và cho thu hoạch. Bộ phận thu hái chính là bông/cành hoa đã chín, sau phơi khô tách hạt và cành để bán riêng từng loại.

Bông Mã Đề từ lâu đã được tận dụng để làm thuốc vì có tính lạnh, nhiều canxi, khoáng chất. Từ phần lá, thân đến rễ, hạt có thể được sử dụng trong các bài thuốc khác nhau. Bên cạnh đó, một số địa phương còn chế biến bông mã đề làm các món rau, nấu canh được ưa chuộng hơn cả vì có vị ngọt, giải nhiệt rất tốt.

Ở Hưng Yên cây cây mã đề bây giờ không còn là cây mọc dại, mà đã trở thành mô hình kinh tế. Bởi vậy, cách trồng trọt, làm ăn được bà con nông dân tính toán, hoạch định rõ ràng.

{keywords}
Dân nghèo Hưng Yên thu hàng trăm triệu mỗi năm nhờ cây mã đề

Ông Lê Văn Thành – một hộ dân trong mã đề cho biết, Đất  trồng lúa vỏn vẹn chỉ có 3 sào, công việc phụ thì chẳng có nên cuộc sống gia đình ông chưa lúc nào thoát khỏi 2 chữ chật vật. Thấy bà con trong vùng trồng cây mã đề có đồng tiền thoải mái nên vài năm trước ông cũng trồng thử.

Ông kể, tuy chi phí hạt giống đầu tư ít nhưng mồ hôi công sức bỏ ra để chăm sóc cho cây cũng rất nhiều.

Bình quân 1 sào mã đề từ trồng đến kết thúc thu hoạch (gần 1 năm) được gần 14 triệu đồng. “Nếu tôi mà duy trì trồng 3 sào mã đề như những hộ khác thì ăn to. Giá bán lại được cao hơn nhiều so với khu vực khác, vì xuất trực tiếp được cho các cơ sở bao tiêu, chế biến tại làng”, ông nói.

 Ông Thành cũng cho hay, từ khi trồng loại cây dược liệu này gia đình ông có thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bà Lê Thị Hoa ở xã Trưng Trắc, Văn Lâm bật mí, Như mọi năm, bình quân 1 sào mã đề từ trồng đến kết thúc thu hoạch chỉ được gần 8 triệu đồng. Năm nay giá mã đề được giá, gia đình bà thu về số tiền gấp đôi.

Chị Đào Thị Xinh cùng xã Nghĩa Trụ, Văn Giang, Hưng Yên cũng vồn vã cho hay: Năm nào chị cũng trồng 2 sào mã đề. Định kỳ 7-10 ngày thu hái 1 lứa, tùy thời vụ. Sau mỗi lứa rắc cho 2-3 kg NPK/sào. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Chờ cây vươn hoa, già hạt lại thu hái tiếp.

“Nhìn chung trồng và chăm sóc cây mã đề không khó. Vì được coi là một loại cỏ,  bông hoa mã đề cũng phát triển nhanh như cỏ. Cơ bản chỉ tốn công thu hái. Nhưng được cái có tiền quanh năm”, chị Xinh chia sẻ.

Được biết, nghề trồng mã đề hiện nay khá nhiều người làm, nhưng để cung cấp nguồn cây sạch, an toàn, không dùng thuốc nhưng vẫn đảm bảo chất lượng là cái khó nhất đối với người nông dân hiện nay. “Cách xử lý an toàn khi cây mã đề nhiễm bệnh là dùng các phương pháp thủ công dân gian. Như vậy chúng tôi vừa tiết kiệm tiền bạc mà vừa sạch”,  chị Xinh chia sẻ bí quyết trồng mã đề an toàn của mình.

Ông Nguyễn Văn Kiên - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên cho biết, Diện tích trồng mã đề toàn tỉnh gần 20ha, tập trung chủ yếu ở làng nghề trồng và chế biến dược liệu Nghĩa Trai và khu vực phụ cận. Sản lượng thu hoạch hàng năm ước đạt 120 tấn bông hoa khô chưa tách hạt. Giá trị hơn 5 tỷ đồng.

Cây mã đề đã khẳng định hiệu quả, hy vọng sẽ có thu nhập cao hơn trên đồng đất Hưng Yên.

Mỗi người một cách làm, hướng đi riêng, nhưng chung quy lại là họ đều có ý chí vươn lên tự thân thoát nghèo.

Hữu Duyên
Ảnh: Bích Hạnh