Trên địa bàn Đồng Nai hiện có 31 khu công nghiệp đang hoạt động (chiếm khoảng 10% khu công nghiệp cả nước), cùng với hơn 45 cụm công nghiệp và làng nghề với diện tích khoảng 2.080 ha, tương ứng số doanh nghiệp nộp BHXH, BHYT là rất lớn. Quy mô số thu của BHXH tỉnh Đồng Nai vì vậy liên tục tăng cùng với tình hình phát triển mạnh của các khu công nghiệp trên địa bàn.

Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ tham gia BHXH tại Đồng Nai liên tục tăng trưởng tích cực trong khoảng 05 năm trở lại đây. Năm 2012, tỷ lệ tham gia BHXH trên lực lượng lao động của Đồng Nai là 36,9% (vẫn là một tỷ lệ cao so với tỷ lệ toàn quốc thời điểm đó).

{keywords}
Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ tham gia BHXH tại Đồng Nai liên tục tăng trưởng tích cực trong khoảng 05 năm trở lại đây. Ảnh minh họa.

Liên tục các năm sau, tỷ lệ tham gia BHXH luôn duy trì được đà tăng trưởng. Tỷ lệ lao động tham gia BHTN liên tục tăng

Song do đặc thù của một tỉnh công nghiệp, quá trình tham gia BHXH, BHTN của người lao động tại Đồng Nai nhìn chung chưa ổn định. Số lượt giải quyết hưởng chế độ BHXH một lần tại Đồng Nai có xu hướng tăng dần. Năm 2015 là 34.940 người; 2016 là 38.619 người; năm 2017 là 42.464 người; năm 2018 là 47.940 người; 06 tháng đầu năm 2019 là 28.241 người.

Nguyên nhân một phần là do tính chất việc làm tại Đồng Nai chưa thực sự mang tính ổn định. Công nghiệp phát triển mạnh song chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề có tính thâm dụng lao động cao (dệt may, da giày…).

Đặc điểm của các ngành nghề này là dễ đào tạo và thu hút lao động từ khu vực nông thôn; song chỉ duy trì bảo đảm việc làm chỉ trong khoảng 10 năm; khi người lao động lớn tuổi hơn, yếu tố sức khỏe khó đảm bảo do vậy khó duy trì được việc làm; doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển dụng lao động thay thế trẻ hơn và sa thải lao động lớn tuổi.

Số liệu thống kê con số nhận BHTN tại Đồng Nai qua các năm liên tục tăng. Từ 35.104 lượt người năm 2015; năm 2016 là 37.452 lượt người; năm 2017 là 43.840 lượt người; năm 2018 là 47.846 lượt người; Nửa đầu năm 2019 là 23.013 lượt người.

Trong đó, số được hỗ trợ học nghề khá ít, dao động trong khoảng 1000 -1.500 qua các năm; còn lại chủ yếu là hưởng trợ cấp thất nghiệp. Khi đã ở ngưỡng tuổi từ 35 trở đi, nhận tiêu hết số tiền trợ cấp thất nghiệp, người lao động nhìn chung khó có cơ hội tìm kiếm việc làm, nhất là các ngành nghề như đã nói (dệt may, da giày…); do đó, việc nhận BHXH một lần là một lựa chọn được không ít hướng tới.

Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện giải pháp khác nhau, từ chuyển đổi quan điểm trong thu hút đầu tư kinh doanh (chú trọng các ngành nghề ít thâm dụng lao động, tạo việc làm bền vững) cho đến việc đào tạo nghề cho lực lượng lao động nhất là với khu vực nông thôn; xây dựng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động bền vững...

Tuy nhiên, từ góc độ phát triển An sinh xã hội, trụ cột là BHXH cần từng bước nâng cao nhận thức cho người lao động về việc tự bảo đảm An sinh dài hạn, thông qua tham gia BHXH lâu dài thay vì nhận BHXH một lần.

Để tạo nền tảng phát triển bền vững, hướng tới cả mục tiêu trước mắt và dài hạn, phải chú trọng công tác tuyên truyền, triển khai hiệu quả Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH được phê duyệt mới đây theo Quyết định số 1676/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Từng bước nâng cao nhận thức của người dân, người lao động trên địa bàn, chủ động tham gia BHXH, hạn chế tình trạng nhận BHXH một lần, tăng tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện…Việc nhận thức đúng, đủ, sâu sắc vai trò quan trọng của chính sách, pháp luật BHXH cũng sẽ là công cụ hiệu quả để người lao động phát huy vai trò giám sát thực hiện, kịp thời phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp về BHXH, BHYT, ngăn chặn tình trạng chủ sử dụng lao động bỏ trốn…

Tuyên truyền cần thực hiện thường xuyên liên tục trong cả một quá trình, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, người lao động, nhân dân về BHXH.

Mức độ hài lòng với các thủ tục hành chính về BHXH đạt cao  

Cùng với số thu, số người hưởng chế độ BHXH, BHYT tại Đồng Nai cũng liên tục tăng cao, đòi hỏi áp lực lơn trong giải quyết chế độ, quyền lợi cho người lao động. Năm 2015, BHXH tỉnh Đồng Nai giải quyết cho trên 1,2 triệu lượt hưởng chế độ BHXH; đến nay, con số này là trên 2,1 triệu lượt.

Trong đó, số lượt hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tăng mạnh nhất; từ 1,17 triệu lượt năm 2015; đến nay là 2,1 triệu lượt. Số lượt hưởng chế độ BHTN ở Đồng Nai cũng là một con số lớn so với nhiều tỉnh, thành phố khác; năm 2015 là 35.104 lượt người hưởng BHTN, đến nay là trên 50.000 lượt người hưởng.

Để giải quyết số lượt hưởng chế độ BHXH liên tục tăng cao như trên, BHXH tỉnh Đồng Nai phải bảo đảm thực hiện một số lượng lớn thủ tục hành chính hàng ngày, phát sinh với cả số lượng lớn đầu mối đơn vị, doanh nghiệp cũng như người dân trên địa bàn tỉnh. 

Một điểm cần ghi nhận rằng, từ đầu năm 2019 đến nay, mức độ hài lòng của người dân, đơn vị, doanh nghiệp, với quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về BHXH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai luôn đạt từ 74-80%. Đáng chú ý, trong số các chỉ tiêu khảo sát về mức độ hài lòng có phần đánh giá về viên chức giải quyết công việc (thái độ, giao tiếp lịch sự, đúng mức, hướng dẫn tận tình, chu đáo, rõ ràng, dễ hiểu…).

Trường hợp nào được coi là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Trường hợp nào được coi là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 61/2020/NĐ-CP liên quan đến các quy định về: Việc tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp, Chế độ bảo hiểm thất nghiệp, Trách nhiệm của Sở LĐ-TBXH và BHXH.  

Ng. Thảo
Ảnh: Th. Thiện