Nếu còn đói nghèo sẽ không thực hiện được các mục tiêu phát triển

Phát triển bền vững không chỉ là cam kết của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế mà còn xuất phát từ nhu cầu nội tại mang tính tất yếu của nước ta, phù hợp với chủ trương xuyên suốt của Đảng là “phát triển nhanh và bền vững, đặt con người và chất lượng cuộc sống là yếu tố trung tâm trong hoạch định và thực thi chính sách”.

{keywords}
Lồng ghép, đẩy nhanh thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của LHQ, đặc biệt mục tiêu 13-ứng phó kịp thời, hiệu quả biến đổi khí hậu và thiên tai và mục tiêu 14-bảo tồn, sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển phát triển bền vững trước năm 2030.

Tại kỳ họp cấp cao năm 2019 của Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên hợp quốc, với chủ đề “Tăng quyền, đảm bảo bình đẳng và toàn diện cho người dân, Phát biểu tại Phiên thảo luận chung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung đã chia sẻ các kinh nghiệm của Việt Nam trong lồng ghép các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào quá trình xây dựng Kế hoạch và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các phương thức huy động nguồn lực công và từ khu vực tư nhân cũng như các nguồn lực ngoài nước để thực hiện SDGs tại Việt Nam.

Đồng thời ông cũng giới thiệu với bạn bè quốc tế về báo cáo “Việt Nam - Nhu cầu chi tiêu để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG)” do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phối hợp với Việt Nam thực hiện.

Là một trong số ít các nước thực hiện được báo cáo này, Việt Nam đã xác định được nguồn lực để thực hiện các SDG cho năm lĩnh vực chính là giáo dục, y tế, giao thông, nông thôn, điện nước đến năm 2030 khoảng 108 tỷ USD, trong đó khu vực công chỉ đáp ứng 75,8 tỷ USD, nguồn lực còn thiếu có thể huy động từ khu vực tư thông qua đối tác công tư (PPP), nguồn vốn ODA và các nguồn tài chính khác. Chính phủ Việt Nam luôn xác định, nếu vấn đề đói nghèo không được giải quyết thì không thể thực hiện được các mục tiêu phát triển đặt ra như tăng trưởng kinh tế, ổn định và bảo đảm các quyền con người.

Do đó, chính sách xóa đói, giảm nghèo đã trở thành một chủ trương lớn của Chính phủ Việt Nam. Việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững được đề cập, lồng ghép trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm hướng tới cải thiện sức khỏe, giáo dục, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra theo chiều hướng phức tạp.

Cả hệ thống vào cuộc

{keywords}
Quốc hội thảo luận Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Bởi điều này sẽ góp phần quan trong nhằm gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng giai đoạn với mục tiêu phát triển bền vững số 1 "Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi" và mục tiêu phát triển bền vững số 9 "Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới" theo chương trình Nghị sự về phát triển bền vững của Liên hiệp Quốc đề ra đến năm 2030.

Tuy đạt được nhiều thành tựu tích cực liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững, song, vấn đề đặt ra là làm thế nào để gắn kết cộng đồng, thúc đẩy sự tham gia của các bên đặc biệt chính là người nghèo, các nhóm yếu thế, tận dụng lợi thế của công nghệ, đổi mới và sáng tạo không chỉ liên quan để công nghệ mà cả phương thức tiếp cận nhằm tạo lập tiền đề, điều kiện để giải quyết vấn đề đói nghèo trong hoàn cảnh mới.

Trên tinh thần đó, Nhà nước Việt Nam đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, thu hút sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Quốc hội đóng vai trò quan trọng, hoàn thiện khung pháp luật xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và hoàn thiện các thiết chế quản trị nhà nước, đề cao vai trò giám sát của cơ quan quyền lực nhân dân. Thông qua việc thực hiện các chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội đã thảo luận, thông qua các đạo luật, các chiến lược quốc gia, quyết định ngân sách cho chương trình mục tiêu liên quan đến phát triển bền vững, đặc biệt là các lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xóa đói, giảm nghèo, nhất là chăm lo đến vùng dân tộc thiểu số, vùng chịu nhiều rủi ro do bão, lũ, biến đổi khí hậu…

Về phía Chính phủ, một số hoạt động đã được triển khai nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực và huy động sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; Tích cực tham gia vào các diễn đàn toàn cầu, khu vực để chia sẻ bài học kinh nghiệm cũng như tăng cường hợp tác quốc tế để huy động nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; Nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đã quyết định Chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho nhóm 16 dân tộc thiểu số rất ít người…

Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành địa phương nghiên cứu để chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững là trọng tâm, nội dung xuyên suốt trong chiến lược kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 với kế hoạch, các nhiệm vụ cụ thể. Thủ tướng cũng yêu cầu, cần tăng tốc quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế, đổi mới công nghệ, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nghèo, bảo đảm phát triển kinh tế bền vững.

{keywords}
Lồng ghép và đẩy nhanh việc thực hiện các SDGs của Liên hợp quốc, đặc biệt mục tiêu số 13 là ứng phó kịp thời, hiệu quả biến đổi khí hậu và thiên tai và mục tiêu số 14 là bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển phát triển bền vững trước năm 2030. Ảnh minh họa.

Kết quả sau hơn hai năm triển khai thực hiện, đã hình thành một số văn bản pháp lý tạo cơ sở cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững như Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năn 2030, Kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và địa phương thực hiện Chương trình nghị sự 2030 (CTNS 2030), Bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững của Việt Nam.

Đây là những nền tảng cơ sở để Việt Nam tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và đề ra nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo. 

Trần Hằng