Khi nói đến một thể chế chính trị tiến bộ, một quốc gia văn minh, thì không thể không nói đến thể chế chính trị, quốc gia đó có quan tâm đến việc bảo đảm những quyền cơ bản của con người hay không.

{keywords}
Chế độ chính trị XHCN mà Việt Nam đang nỗ lực xây dựng, thực hiện là một chế độ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Ảnh LAD

Chế độ chính trị XHCN mà Việt Nam đang nỗ lực xây dựng, thực hiện là một chế độ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, từ khi lập quốc theo thể chế dân chủ XHCN đến nay, Việt Nam đã kiên trì theo đuổi mục tiêu không ngừng bảo đảm quyền con người cho mọi người dân

Tuy không phải là quốc gia đầu tiên đề ra các vấn đề về quyền cơ bản của con người, nhưng Việt Nam là một trong số ít các quốc gia sớm tiếp cận về quyền con người. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Như vậy, thông qua khẳng định các giá trị của một dân tộc là quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh quyền con người chỉ thực sự được bảo đảm khi gắn liền với quyền độc lập, tự do của dân tộc.

{keywords}
Tuy không phải là quốc gia đầu tiên đề ra các vấn đề về quyền cơ bản của con người, nhưng Việt Nam là một trong số ít các quốc gia sớm tiếp cận về quyền con người. Ảnh LAD

Quốc hiệu Việt Nam từ khi thành lập chính quyền cách mạng đến nay cũng nhất quán một khẩu hiệu: “Độc lập- Tự do- Hạnh phúc”. Điều đó có nghĩa là, mục tiêu trước sau như một mà cả dân tộc Việt Nam kiên trì thực hiện là bảo đảm dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng Giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất hơn một lần nhấn mạnh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, và: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.  

Như vậy, nếu bản “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người” mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948, trong đó vấn đề hàng đầu mà Tuyên ngôn này khuyến nghị cộng đồng quốc tế và các quốc gia dân tộc phải thực hiện là bảo đảm “Tự do, công lý và hòa bình”; thì vấn đề quyền tự do trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nêu ra trước 3 năm so với bản “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”.

Nhắc lại điều đó để thấy, với tầm nhìn vượt thời đại của mình, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân và dân tộc Việt Nam đã khẳng định Việt Nam luôn tôn trọng các giá trị quyền con người và cam kết thực hiện quyền con người trước cộng đồng quốc tế.

{keywords}
Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc và bảo đảm tốt hơn quyền con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Ảnh LAD

Qua nhiều lần xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, từ các bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đến Hiến pháp 2013 luôn giữ một vấn đề căn cốt là hiến định các quyền con người và quyền công dân. Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu bao trùm là xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, thì đến đại hội sau, mục tiêu này được bổ sung là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và sau đó là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bổ sung tiêu chí “dân chủ” và đưa tiêu chí “dân chủ” lên trước tiêu chí “công bằng, văn minh” không chỉ là vấn đề câu chữ, mà thực chất là Đảng ta đã xác lập đúng vị trí, vai trò dân chủ- nội hàm liên quan đến quyền là chủ, quyền làm chủ của nhân dân để bảo đảm quyền con người ngày càng tốt hơn.   

Do trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân đế quốc kéo dài suốt ba thập niên (1945-1975) và chịu sự tác động, ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế- xã hội khoảng chục năm sau khi đất nước thống nhất, dù rất quan tâm, song Việt Nam chưa có điều kiện thuận lợi để bảo đảm thực sự đầy đủ các quyền con người. Tuy vậy, kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, hơn 30 năm qua, Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc và bảo đảm tốt hơn quyền con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hải Văn