Có vẻ như con số đẹp đẽ trên lại phản ánh không đồng nhất với những cảm nhận về đạo đức, văn hóa xã hội hiện nay.

Nên tin “bên” nào?

Hiện nay trong hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, chỉ tiêu số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đã được đưa vào để đo lường, đánh giá sự phát triển văn hóa của một địa phương trong một năm và cả nhiệm kỳ.

Ở địa phương tôi, theo như báo cáo kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, chỉ tiêu hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đang được đánh giá đạt khoảng 90%. Và năm nào cũng vậy, con số này luôn luôn được duy trì ở mức ngang bằng hoặc cao hơn năm trước.

Tôi dám chắc, chỉ tiêu này cũng được đánh giá rất cao ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Năm 2015, tờ Tuổi trẻ từng có một bài viết với tiêu đề đầy cảm thán “19 triệu gia đình văn hóa ngỡ ngàng vì bệnh hình thức?” Theo đó, “cả nước có gần 19 triệu gia đình trong tổng số hơn 22 triệu gia đình đạt chuẩn danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỉ lệ 85,03%, tăng 2% so với năm 2014”. 

Gia đình là tế bào của xã hội. Nếu gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa thì đương nhiên xã hội cũng phải đạt chuẩn xã hội văn hóa. Nếu con số 90% hay 85% là xác thực thì văn hóa, đạo đức xã hội đâu có gì đáng lo ngại?!.

Thế nhưng có vẻ như con số đẹp đẽ trên lại phản ánh không đồng nhất với những cảm nhận về đạo đức, văn hóa xã hội hiện nay. Bằng chứng mới đây nhất là chúng ta vừa nghe các đại biểu Quốc hội bàn về câu chuyện xuống cấp đạo đức, xuống cấp văn hóa, thậm chí sự xuống cấp này còn được đánh giá ở mức độ phức tạp.

Rõ ràng có một sự mâu thuẫn rất lớn trong cách đánh giá định lượng và định tính về đạo đức, văn hóa xã hội. Nhưng liệu có thể sự phủ nhận cách đánh giá nào khi mà chúng đều được đưa ra bởi các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa hoặc những người làm về lĩnh vực văn hóa. 

{keywords}
Thấy người gặp nạn không giúp còn xô vào hôi của cũng là biểu hiện văn hóa xuống cấp? Ảnh: TTO

Trách nhiệm đưa ra câu trả lời chính xác ắt hẳn thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa. Nhưng từ câu chuyện tranh luận của đại biểu Quốc hội, theo tôi, nếu muốn đặt vấn đề này, thì cần làm rõ nội hàm khái niệm, để hiểu thế nào là sự xuống cấp văn hóa và sự xuống cấp ấy đang ở mức độ nào, dựa trên các tiêu chí đánh giá gì.

Chúng ta nên cố gắng định lượng cho một vấn đề mang tính định tính để nó trở nên khách quan, cụ thể và dễ hiểu, dẫu biết rằng đây là một công việc khó khăn. Nếu đồng ý với đánh giá văn hóa xã hội xuống cấp, chúng ta nhất thiết phải gắn nó với hệ thống các biểu hiện cụ thể để có cái nhìn chính xác, khách quan, chứ không phải là những đánh giá chung chung, mơ hồ dựa trên một vài vụ việc nổi cộm.

Thượng tôn pháp luật xã hội sẽ văn minh

Nhưng dẫu xã hội có sự xuống cấp về văn hóa thì việc cho rằng văn hóa xuống cấp xuất phát từ kinh tế là một cách nhìn nhận không đầy đủ và rất dễ dẫn đến các sai lầm trong giải quyết vấn đề.

Một cô gái rất xinh đẹp và hiện đại bước lên một chiếc xe hơi sang trọng trước ánh nhìn trầm trồ của mọi người. Cô gái ấy sẽ trở nên vô cùng xinh đẹp và có văn hóa hơn nếu cô không lái chiếc xe hơi lao vụt qua một vũng nước, làm nước bẩn bắn tung tóe lên một cụ già đang khom lưng chống gậy bên đường. Từ sự việc trên, chả lẽ chúng ta lại đi đổ lỗi hành động thiếu văn hóa của cô gái là do cô đi xe hơi, nếu cô đi xe đạp thì sự việc đã khác?

Rõ ràng là sự phát triển của nền kinh tế thị trường, bên cạnh việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng đồng thời làm nảy sinh những mặt trái của nó, trong đó có vấn đề về văn hóa. Nhưng không phải vì thế mà cho rằng văn hóa xuống cấp là do sự phát triển của kinh tế.

Từ câu chuyện về văn hóa với phát triển, tôi nhớ lại câu chuyện trong gia đình. Mẹ tôi nói, trước đây khi cả nhà cũng nhau đi làm đồng, tối về cùng nhau ăn củ khoai, bắp ngô, mẹ tôi cảm thấy hạnh phúc hơn bây giờ, khi được sống trong nhà cao cửa rộng, cuộc sống vật chất khá hơn.

Đây là lúc tôi cảm nhận thấy rõ, sự phát triển vật chất không phải bao giờ cũng đi kèm với niềm vui, hạnh phúc của con người. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là tôi hoặc các bạn lại muốn quay trở về cuộc sống nghèo khó xưa kia. Cuộc sống gia đình hiện đại, tuy mỗi người một công một việc, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục hạn chế của nó bằng cách các thành viên gia đình dành nhiều thời gian để trò chuyện, quan tâm, chia sẻ với nhau.

Cũng như vậy, trong xã hội ngày càng hiện đại, chúng ta buộc phải chấp nhận mặt trái của sự phát triển để tìm ra giải pháp, chứ không thể đổ lỗi cho sự phát triển để rồi cuối cùng cực đoan đi đến chỗ phủ nhận nó. Một xã hội hiện đại, văn minh là một xã hội mà ở đó mọi người đều thượng tôn pháp luật. Để nâng cao văn hóa xã hội thì một trong những giải pháp quan trọng là phải quản lý bằng pháp luật và các quy định nghiêm minh, công bằng để góp phần điều chỉnh hành vi của con người, xa hội.

Thảo Nguyễn

Nói chuyện đạo đức, nhớ người thủ trưởng ‘nổi tiếng’ của tôi

Nói chuyện đạo đức, nhớ người thủ trưởng ‘nổi tiếng’ của tôi

Ngẫm cho cùng, lời giải cho nan đề “đạo đức xuống cấp” trước hết đặt lên vai những người gánh trách nhiệm, nghĩa vụ nêu gương.

Có thành cường quốc, đạo đức vẫn xuống cấp nếu…

Có thành cường quốc, đạo đức vẫn xuống cấp nếu…

Khi lời nói, sách vở, và thực tế cuộc sống khớp nhau hài hòa như thế thì người dân có lòng tin, coi trọng sách vở, và ý thức giữ gìn văn minh kỷ luật xã hội sinh ra một cách tự nhiên thành nền tảng đạo đức.    

Thưa đại biểu, có thật ‘văn hóa xuống cấp’?

Thưa đại biểu, có thật ‘văn hóa xuống cấp’?

Trong 30 năm Đổi mới, văn hóa Việt Nam thực ra có rất nhiều thành tựu đáng khen, mà có lẽ những người làm trong ngành văn hóa có thể thay tôi liệt kê.    

Qua Nhật, tôi hiểu thế nào là ‘tất cả vì học sinh’

Qua Nhật, tôi hiểu thế nào là ‘tất cả vì học sinh’

Mục tiêu "tất cả vì học sinh" của giáo dục Nhật Bản ít khi được “nắn nót” bằng lời lại hiển hiện nơi đây trong từng việc làm nhỏ nhất.   

Ăn thịt chó là văn hoá?

Ăn thịt chó là văn hoá?

Tôi đâm hoài nghi, ai ăn cứ ăn, nước mình nó thế, nhưng có thật ăn thịt chó là văn hoá, là phong tục tập quán của người Việt không?