Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhân quyền thế giới 10/12, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã chia sẻ với báo chí về những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người.

{keywords}
Dù còn nhiều khó khăn thách thức khách quan, và cả chủ quan, nhưng nhìn chung công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế tin tưởng, đánh giá cao. Ảnh LAD

Quyền con người là giá trị phổ quát và tất cả người dân các quốc gia đều mong muốn quyền của mình được bảo đảm. Quyền con người có được như ngày nay cũng chính là thành quả đấu tranh của các dân tộc, trong đó có quyền dân tộc tự quyết là quyền được nêu lên đầu tiên trong hầu hết tất cả các điều ước quốc tế.

Với Việt Nam, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, mà trước hết là quyền dân tộc tự quyết - quyền được ghi nhận hàng đầu, ngay tại Điều 1 của Công ước về các quyền dân sự chính trị ICCPR - cũng là mục tiêu và thành quả của quá trình đấu tranh, hy sinh gian khổ của nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Vì vậy, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là cam kết xuyên suốt của Nhà nước Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua.

Đặc biệt, với công cuộc Đổi mới toàn diện mà Việt Nam tiến hành trong những thập kỷ qua, con người -nhân dân luôn được đặt ở vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của mọi chính sách, hành động. Dù còn nhiều khó khăn thách thức khách quan, và cả chủ quan, nhưng nhìn chung công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế tin tưởng, đánh giá cao.

Kể từ khi Hiến pháp 2013 được thông qua, công tác cải cách pháp luật, hoàn thiện thể chế, chính sách đã được đẩy mạnh với hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến quyền con người được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung.

Mới đây nhất, ngày 20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) với nhiều quy định mới bảo đảm tốthơn quyền của người lao động, cơ bản tương thích với các điều ước quốc tế quan trọng của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

{keywords}
Ngày 20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) với nhiều quy định mới bảo đảm tốthơn quyền của người lao động, cơ bản tương thích với các điều ước quốc tế quan trọng của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Đảng và Nhà nước Việt Nam có rất nhiều biện pháp cụ thể để bảo đảm quyền của người dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Người dân tham gia trực tiếp và thụ hưởng quyền qua các hình thức như: tham gia qua quốc hội, qua các đoàn thể chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng.

Ví dụ quyền dân sự, quyền được tiếp cận thông tin, chúng ta cũng thấy rằng, ngày nay với điều kiện kinh tế phát triển hơn thì khả năng người dân tiếp cận thông tin tăng lên rất nhiều. Người dân tất cả vùng miền tiếp cận với đài, truyền hình, với công nghệ Internet tạo điều kiện tiếp cận thông tin nhiều hơn, nhanh hơn, trong nước và ngoài nước.

Hiện khoảng 70% người dân Việt Nam có thể tiếp cận Internet hàng ngày, không chỉ để phục vụ sinh kế, học tập, giải trí mà còn để trực tiếp thựchiện các quyền con người của mình, kể cả những quyền dân sự, chính trị như tham gia đóng góp ý kiến với các dự thảo văn bản chính sách, pháp luật. Quyền về kinh tế, đảm bảo quyền kinh doanh, sở hữu, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân dưới các hình thức kinh tế khác nhau, kinh tế cá thể, kinh tế tập thể.

Các hình thức doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nước ngoài. Việt Nam cũng đang xây dựng một chính phủ vì dân, chính phủ kiến tạo.

{keywords}
Tại phiên họp định kỳ rà soát tổng thể việc bảo đảm quyền con người ở các quốc gia trong đó có trường hợp Việt Nam, đại đa số các quốc gia đều nhìn nhận thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người. Ảnh LAD

Quốc hội cũng đổi mới phương thức hoạt động để làm sao phản ánh đầy đủ tiếng nói của người dân, thực hiện tốt hơn vai trò pháp luật, pháp luật có hiệu quả hơn, thực hiện chức năng giám sát. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cũng cố gắng đổi mới phát huy vai trò, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, chúng ta có rất nhiều tổ chức. Thể hiện chủ trương, đường lối của Việt Nam nhất quán, rất rõ, ngày càng được hoàn thiện và được thực hiện bằng cả biện pháp, kết quả cụ thể, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Ngoài ra, còn nhiều số liệu, dẫn chứng cụ thể về những bước tiến mạnh mẽ của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người đã được tổng hợp trong Báo cáo quốc gia theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III, đã được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua tháng 7/2019.

Tại phiên họp định kỳ rà soát tổng thể việc bảo đảm quyền con người ở các quốc gia trong đó có trường hợp Việt Nam, đại đa số các quốc gia đều nhìn nhận thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người.

Trần Hằng