Cách nay ít

{keywords}
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, vẫn còn những hạn chế, bất cập còn tồn tại cần được tiếp tục tháo gỡ, khắc phục.

lâu, khi chia sẻ về công tác thống kê bộ, ngành, ông Nguyễn Bích Lâm khi đó là Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, vẫn còn những hạn chế, bất cập còn tồn tại cần được tiếp tục tháo gỡ, khắc phục.

Ông Lâm đã nêu ra 8 vấn đề như sau:

Thứ nhất, việc xây dựng, ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê của một số bộ, ngành còn chậm, chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung phù hợp với Luật Thống kê 2015. Một số báo cáo của bộ, ngành gửi về Tổng cục Thống kê, không bảo đảm phạm vi số liệu và thời gian quy định.

 

Thứ hai, nhiều bộ, ngành chưa thu thập, tổng hợp đầy đủ thông tin các chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công, gây khó khăn trong quá trình biên soạn và phổ biến Niên giám Thống kê quốc gia. Một số chỉ tiêu tên gọi giống nhau, nhưng do cách thức thu thập thông tin, phạm vi tính toán không thống nhất giữa cơ quan quản lý và Tổng cục Thống kê dẫn đến kết quả khác nhau, gây khó khăn cho người sử dụng.

Thứ ba, tiến độ thực hiện một số hoạt động trong Chiến lược phát triển Thống kê thuộc lĩnh vực được phân công vẫn chậm so kế hoạch như hoạt động rà soát, cập nhật, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê bộ, ngành...

Thứ tư, một số bộ, ngành chưa xây dựng, ban hành quy chế phổ biến thông tin thống kê và lịch phổ biến thông tin thống kê thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Việc công bố, phổ biến rộng rãi ra công chúng đối với một số chỉ tiêu thống kê còn gặp khó khăn do các quy định về bảo mật.

Thứ năm, hoạt động phối hợp, chia sẻ thông tin thống kê, nhất là sự phối hợp giữa các bộ, ngành còn hạn chế dẫn đến một số bộ, ngành khi tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu được phân công liên quan đến bộ, ngành khác gặp khó khăn về nguồn thông tin (còn trên 50% số bộ, ngành chưa ký quy chế phối hợp, chia sẻ thông tin với Tổng cục Thống kê).

Thứ sáu, công tác phân tích và dự báo thống kê của bộ, ngành còn yếu, chưa được tiến hành thường xuyên; số lượng và chất lượng sản phẩm phân tích, dự báo còn hạn chế. Năng lực và nhân lực làm công tác phân tích, dự báo chưa đáp ứng yêu cầu; việc phân tích và dự báo chủ yếu theo một số phương pháp thống kê truyền thống, trong khi các phương pháp hiệu quả hơn như sử dụng mô hình hồi quy, phân tích đa nhân tố, phần mềm dự báo ít được sử dụng.

Thứ bảy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê còn thiếu đồng bộ. Các cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành vẫn trong tình trạng rời rạc, ít cập nhật, chưa tích hợp chung thành một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất của ngành, chưa tương xứng với khối lượng công việc phải thực hiện, gây khó khăn trong khâu thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng báo cáo và công tác phổ biến, chia sẻ thông tin thống kê.

Thứ tám, tổ chức thống kê và công chức làm công tác thống kê của nhiều bộ, ngành chưa được quan tâm đúng mức; nhân lực làm thống kê còn thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Phần lớn công chức làm thống kê kiêm nhiệm, công việc được giao ở nhiều lĩnh vực nên không tập trung vào nghiệp vụ thống kê…

Vì vậy, cần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm thông tin thống kê, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của xã hội; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để hệ thống thống kê bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương hoạt động đồng bộ, thống nhất; khẩn trương thu thập, tổng hợp chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công...

Hoàng Đức, Nguyễn Thảo