Ngày 23/9, Đà Nẵng công bố bệnh nhân nhiễm Covid-19 cuối cùng được ra viện. Bệnh viện Đà Nẵng đã hoạt động bình thường và đón bệnh nhân trở lại. Tuy nhiên, mọi phương án chống dịch vẫn được nơi đây tuân thủ nghiêm ngặt. Ngay từ cổng, người ra vào bệnh viện đều phải khai báo y tế, đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn...

Chia sẻ về những ngày đầu tiên chống dịch Covid-19, ông  Lê Đức Nhân - Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho hay, ngày từ ban đầu, tất cả đội ngũ bác sĩ nơi đây đều xác định, đây là trận chiến rất khốc liệt.

Cho nên, khi vào việc, các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng luôn xác định phải cố gắng làm sao giảm tỷ lệ lây lan. Đặc biệt là các bệnh nhân nguy kịch, mắc các bệnh nhạy cảm như chạy thận nhân tạo là vấn đề bệnh viện đặt lên hàng đầu khi phát hiện có ca bệnh đầu tiên.

{keywords}
Những ngày căng mình chiến đấu với Covid-19 của bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh minh họa

Ông cũng cho hay, trong quá trình đối phó dập dịch, việc thực hiện nghiêm các hướng dẫn của Bộ Y tế cũng như các vấn đề liên quan đến công tác cách ly dẫn đến việc tập trung nguồn lực là không thể. Ngay từ đầu, nhân lực đã bị tê liệt - đây là khó khăn bệnh viện phải đối mặt.

Theo bác sĩ Nhân, lúc đó, khoa phải cách ly khoa, bệnh nhân phải cách ly bệnh nhân, cách ly từng block nhà ở bệnh viện. Một số nhân viên y tế đã lây nhiễm hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm Covid-19 dẫn tới cách ly nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà. Như vậy, một lượng lớn nhân viên y tế không thể huy động. 

Ban lãnh đạo bệnh viện đưa ra phương án tập trung những nhân lực đã được huấn luyện, phải làm sao để sàng lọc y bác sĩ tiếp tục ở lại viện điều trị cho bệnh nhân.

Trong thời điểm đó, việc xét nghiệm cho hàng loạt nhân viên, bệnh nhân và người nhà được tiến hành có lựa chọn. Bệnh viện phân loại từng nhóm nguy cơ, đánh giá khả năng lây nhiễm ở từng khoa, từng nhóm để đưa ra kế hoạch theo thứ tự. 

Việc phân tầng như vậy là điều phải làm bởi phong tỏa bệnh viện nhưng không thể cách ly tất cả nhân viên. Nếu làm vậy, sẽ không có người chăm sóc bệnh nhân. 

Trong bệnh viện còn có các bệnh nhân chạy thận nhân tạo, chữa trị nhiều năm. Hàng ngày, họ đi chạy thận nhân tạo và về nhà nên yếu tố tiếp xúc rất lớn và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm. Khi một người mắc bệnh, hàng trăm người khác có thể lây nhiễm. Bởi vậy, thời điểm đó, bệnh viện tập trung cho nhóm chạy thận nhân tạo bằng cách phân tầng bệnh nhân.

Ông kể, Ở viện có hơn 370 người chạy thận nhân tạo, nếu chậm một nhịp là nguồn lây rất cao. Cho nên bệnh viện phải tách, đưa vào khách sạn cách ly từng phòng, mỗi nhóm gồm 5 bệnh nhân và các bác sĩ sẽ theo từng nhóm.

Bởi vậy, thời điểm đó, có một khối lượng công việc cần làm đồng thời cho tất cả các khoa phòng. Nếu chậm trễ, một khoa sẽ là nguồn lây cho các khoa khác. Toàn bộ nhân viên làm việc với cường độ cao, hơn 200% so với ngày thường.

Có những khoa, nhân viên phải đi cách ly gần một nửa, những người còn lại phải làm tăng lên. Một bệnh nhân cách ly không có người thân thì nhân viên phải kiêm phần việc của người nhà. Họ phải ở trong môi trường cực kỳ nghiêm ngặt, bảo đảm công tác chống dịch, mặc đồ bảo hộ 13 đến 14 tiếng một ngày..

Làm việc không kể ngày đêm

Trong hoàn cảnh vừa điều trị cho các bệnh nhân nặng, vừa làm công tác chống dịch Covid-19, Bác sĩ Nhân chia sẻ,  hầu như các bác sĩ nơi đây không còn tâm niềm ngày và đêm. Thay vào đó,  khi mệt họ thay nhau chợp mắt.

Vất và, áp lực là vậy nhưng các bác sĩ nơi đây vẫn cùng nắm tay, một lòng chiến đấu và chưa có ai lùi bước. Thậm chí nhiều người còn xung phong hết cách ly là đi vào "trận chiến" - đó là những động lực giúp người bệnh yên tâm.

Hiện nay, tình hình dịch lắng xuống, bệnh viện đang kiểm soát chặt chẽ để bệnh nhân yên tâm đến khám và điều trị. Bệnh viện hạn chế không cho người nhà vào nên mật độ giảm rất nhiều, đảm bảo không gian thông thoáng. Qua đợt dịch này, đơn vị thay đổi mô hình chăm sóc mới tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, nhiễm trùng...

Hiện nay, tình hình dịch toàn cả nước lắng xuống, bệnh việnĐà Nẵng cũng đang kiểm soát chặt chẽ để bệnh nhân yên tâm đến khám và điều trị. Bệnh viện hạn chế không cho người nhà vào nên mật độ giảm rất nhiều, đảm bảo không gian thông thoáng. Qua đợt dịch này,Bác sĩ Lê Đức Nhân cho hay, đơn vị sẽ thay đổi mô hình chăm sóc mới tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, nhiễm trùng...

Hoa Lan