Từ nay đến cuối năm làm sao có đủ 150 triệu liều

Ngay từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, Việt Nam đã tập trung đàm phán, tìm kiếm các nguồn cung cấp vaccine ngừa COVID-19. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao và theo chỉ đạo này, Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã và đang nỗ lực tìm kiếm, đàm phán với các tập đoàn, công ty cung cấp, nhà sản xuất vaccine trên thế giới...

Đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 110 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Bộ Y tế từ nay đến cuối năm là làm sao có đủ 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, một trong những chủ trương căn bản, chiến lược của chúng ta để phòng, chống dịch Covid-19, để đưa cuộc sống trở lại bình thường là làm sao để mọi người dân đều được tiếp cận vaccine phòng Covid-19.

{keywords}
Ảnh minh họa Phạm Hải

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị là huy động mọi nguồn lực trong xã hội làm thế nào để Việt Nam có thể tiếp cận vaccine phòng Covid-19 nhanh nhất và bảo đảm tiếp cận rộng nhất để người dân được tiêm vaccine, nhằm kiểm soát dịch bệnh và đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Bộ trưởng Y tế thông tin trong thời gian qua, Bộ Y tế đã nỗ lực tìm kiếm, đàm phán với các tập đoàn, công ty để sớm tiếp cận được các nguồn vaccine. Đến nay, Bộ Y tế đã đàm phán thành công với AstraZeneca, với Pfizer-BioNTech, với COVAX Facility - một cơ chế chia sẻ vaccine cho toàn cầu. Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm vaccine phòng Covid-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.

Như vậy, cho đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 110 triệu liều vaccine phòng Covid-19, tuy nhiên nhiệm vụ của Bộ Y tế từ nay đến cuối năm là làm sao có đủ 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ.

Bộ Ngoại giao đã và đang nỗ lực tìm kiếm, đàm phán

Chiều 27/5, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của các phóng viên về việc mua, sử dụng, nghiên cứu sản xuất vaccine ngừa COVID-19 hiện nay, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: Ngay từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, Việt Nam đã tập trung đàm phán, tìm kiếm các nguồn cung cấp vaccine ngừa COVID-19. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao và theo chỉ đạo này, Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã và đang nỗ lực tìm kiếm, đàm phán với các tập đoàn, công ty cung cấp, nhà sản xuất vaccine trên thế giới để sớm tiếp cận thêm các nguồn vaccine nhằm tăng độ bao phủ tiêm chủng cho người dân Việt Nam, góp phần sớm đẩy lùi dịch COVID-19.

Đến nay, Việt Nam đã đàm phán thành công với một số đối tác như Astra Zeneca, Pfizer, BioNTech, Covax Facility để cung cấp vaccine cho Việt Nam. Việt Nam cũng đang tiếp tục nỗ lực trao đổi với các quốc gia và các đối tác khác để đa dạng hóa nguồn cung cấp. Chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ Vaccine COVID-19 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp từ các nguồn vốn để mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất và sử dụng vaccine tại Việt Nam

Cũng theo Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng, Nghị quyết 21 của Chính phủ ngày 26/2/2021 về việc mua và sử dụng vaccine phòng, chống COVID-19 đã xác định 9 nhóm ưu tiên được tiêm, trong đó chú trọng ưu tiên những đối tượng trong tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh, người cao tuổi...

“Chúng tôi cũng rất quan tâm đến cộng đồng người nước ngoài sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam. Bộ Ngoại giao cũng đang trao đổi với các bộ, ngành liên quan, báo cáo với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 để triển khai trong thời gian sớm nhất việc tiêm chủng cho đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế và phóng viên nước ngoài thường trú tại Hà Nội”, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết.

Đoàn Bổng