Chủ tịch UBND xã Sơn Phú, (Na Hang, Lạng Sơn) - Ông Triệu Tiến Phin cho biết, toàn xã có trên 300 ha tre măng bát độ và tre chinh tập trung ở các thôn Nà Mu, Nà Lạ, Phia Trang, Nà Cọn.

Hiện nay, đang bước vào vụ măng, bà con đang tập trung thu hoạch sau đó tiến hành sơ chế như rửa, luộc, cắt, phơi sấy... Các công đoạn xử lý, sơ chế đều được làm thủ công, tự nhiên, không tẩm ướp hóa chất để làm ra sản phẩm măng khô thơm ngon, an toàn. Thương lái còn thu mua củ măng tươi bán tại các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên…

Được biết, thôn Nà Lạ có số hộ dân trồng tre lấy măng nhiều nhất xã Sơn Phú.

Ông Phùng Xuân Sơn, Trưởng thôn Nà Lạ cho biết, thôn có 80 hộ dân đều là dân tộc Dao. Mặc dù trồng tre lấy măng đã có ở Nà Lạ từ lâu nhưng chỉ tập trung ở một vài hộ trồng nhỏ lẻ. Sau khi thu hoạch, măng đem phơi khô rồi mới bán, vừa tốn công, thu nhập lại không cao nên người dân trong thôn chưa chú ý đến trồng tre.

Năm 2015, sau khi thấy một số hộ dân trong thôn trồng tre bát độ, thu, bán sản phẩm măng tươi cho thu nhập cao thì trồng tre lấy măng mới thực sự phát triển mạnh ở Nà Lạ.

Hiện nay, tất cả hộ dân trong thôn đều trồng tre bát độ để lấy măng, nhiều hộ dân trong thôn đã vươn lên thoát nghèo.

Trong năm 2019 thôn đã có 5 hộ thoát nghèo, số hộ nghèo trong thôn giảm xuống còn 33 hộ. Thu nhập bình quân của người dân trong thôn hiện đạt từ 18 triệu đồng/người/năm, phấn đấu hết năm nay đạt 22 triệu đồng.

{keywords}
Nhờ tre măng bát độ và tre chinh mà nhiều nông dân Lạng Sơn thoát nghèo.

Vừa thoát nghèo nhờ trồng tre lấy măng, ông Bàn Văn Hới, thôn Nà Lạ phấn khởi cho biết, gia đình có 3 ha măng tre bát độ trồng từ năm 2015, đến nay cây sinh trưởng và phát triển mạnh, bình quân mỗi ha thu khoảng 15 tấn/ha.

 Với 3 ha tre măng từ đầu vụ đến nay gia đình thu trên 35 tấn măng bán với giá bình quân 4.000 đồng/kg, gia đình đã có cuộc sống ổn định hơn.

Ngoài ra khi hết vụ măng, gia đình ông chặt tỉa những cây già cỗi bán làm nguyên liệu giấy cho Nhà máy Giấy đế Na Hang hoặc bán cho các chủ công trình xây dựng để làm giàn giáo, cốt pha. Mỗi năm từ trồng tre bát độ, gia đình ông thu lãi trên 100 triệu đồng.

Chủ trương của xã Sơn Phú là không mở rộng diện tích mà tập trung vào chăm sóc diện tích đã trồng để nâng năng suất, sản lượng.

Với trên 300 ha tre măng hiện tại, mỗi năm cho sản lượng gần 10.000 tấn măng.

Mạnh Hưng
Ảnh: Anh Dũng