Dễ bùng phát thành đại dịch

Các nhà khoa học ước tính, có it nhất 15 loại vi rút cúm tác động đến gia cầm. Cho đến nay, tất cả các đợt bùng phát cúm gia cầm trên thế giới đều bằng nguồn từ vi rút cúm A trong đó phổ biến nhất là loại H5 và H7. Trong số, 15 loại vi rút cúm gia cầm thì H5N1 lại là loại nguy hiểm nhất. Nó có thể biến đổi nhanh chóng, khó kiểm soát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gà, nhiều loại khác và thậm chí lây lan sang người. cúm A H5N1 dễ dàng lây sang các loại gặm nhấm và những động vật lớn như lợn, hổ và mèo…. Loại vi rút này còn có khả năng tồn tại trong phân và thịt của những con gà đã chết, không cần môi trường máu và tế vào sống.

Về con đường lây truyền thì cúm gia cầm chủ yếu bắt nguồn từ các loại chim di cư. Chúng thường mang vi rút cúm nhưng lại có thể kháng lại sự lây nhiễm. Khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm nuôi như gà, vịt, gà tây, ngỗng thì sẽ lây bệnh và khiến vi rút cúm phát triển mạnh, bùng phát thành dịch bệnh. Hiện các chợ bán gia cầm sống, gia cầm chưa qua kiểm dịch cũng góp phần đáng kể vào sự lây lan của bệnh.

Trên thế giới, cúm gia cầm đã từng tấn công nhiều quốc gia như Nigeria, Đài Loan, Trung Quốc, Nam Phi, Pháp, Anh, Ghana, Ai Cập…. Việt Nam cũng từng ghi nhận nhiều đợt cúm gia cầm với thiệt hại lớn về người và tài sản.

Riêng cúm H5N1 thì theo Tổ chức chăn nuôi gia cầm thế giới OIE, bệnh này đã bùng phát tại châu Á và Trung Đông năm 2003 rồi nhanh chóng lây lan ang châu Âu làm chết và buộc thiêu hủy hàng trăm triệu con gia cầm. Không chỉ thiệt hại kinh tế lớn, dịch cúm còn khiến 516 người bị nhiễm vi rút cúm với 306 trường hợp tử vong.

Mức độ nguy hiểm của dịch bệnh cúm gia cầm đang làm đau đầu nhiều quốc gia. Bởi các chuyên gia nhận định điều nguy hiểm nhất là vi rút H5N1 có thể tiến hóa thành dạng mới khiến con người dễ mắc hơn thậm chí lây từ người sang người và bùng phát thành đại dịch chết người.

{keywords}
Ảnh minh họa: Anh Phương

Các nhà khoa học nghiên cứu giống gia cầm kháng bệnh cúm

Mới đây, TS.  Mike McRgew, Đại học Edinburgh, được báo chí dẫn lời cho hay, viện Viện Roslin thuộc Đại học Edinburgh đã phát triển giống gà chuyển gen. Những con gà chuyển gen này dễ mắc bệnh cúm gia cầm nhưng lại không truyền virus sang các con cùng chuồng. Từ đó, mục tiêu của các nhà nghiên cứu đặt ra là phải tìm được các gen mục tiêu có thể được biến đổi một cách khéo léo để tạo ra giống gia cầm kháng bệnh cúm.

Virus gây bệnh cúm phụ thuộc vào protein tế bào để tăng sinh và lây lan. Virus cúm gia cầm sử dụng tế bào protein ANP32A để tăng sinh. Để làm được điều này, virus sử dụng một đoạn đặc biệt của protein ANP32A và đặc biệt hơn, nó cần tương tác với một phân khúc rất nhỏ (chỉ 2 axit amin) trong đoạn đặc biệt của ANP32A. Khi thay đổi phần còn lại của 2 axit amin này trong gen của gia cầm để ANP32A, virus không thể tăng sinh.

Viện roslin đã phát triển công nghệ chăn nuôi có khả năng nhanh chóng tạo ra những con gà đồng hợp tử để biến đổi gen theo ý muốn. Bởi vậy, những lứa gà con biến đổi gen đầu tiên dự kiến sẽ được đưa vào sản xuất trong nửa đầu năm 2020. Đàn gà thử nghiệm đầu tiên sẽ được giới hạn về số lượng. Các chuyên gia tại roslin sẽ thực hiện các phân tích toán học để quyết định số lượng gà giống tối thiểu đủ để chứng minh khả năng kháng bệnh của đàn gà này trước bệnh cúm gia cầm.

Tuy nhiên, để biết đàn gà có thể chống lại tất cả các chủng virus cúm hay không, các chuyên gia khẳng định, cần phải xét nghiệm trên từng tế bào của gà và trên những con gà biến đổi hệ gen. Vẫn có nhiều lo ngại cho rằng, gà biến đổi gen cho mục đích kháng bệnh sẽ phải đánh đổi bằng những tính trạng khác như tốc độ tăng trưởng và hành vi khác. Đó là lý do cần phải sản xuất thử nghiệm đàn gà giống đầu tiên để theo dõi chất lượng và kiểm soát tốc độ tăng trưởng và hành vi của chúng.

Trong thời gian này, Viện roislin sẽ kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của đàn gia cầm kháng bệnh cúm, sức khỏe và phúc lợi của chúng. Nếu các kết quả đều tích cực thì mới có thể tiến hành sản xuất thương mại. Dù đang trong giai đoạn nghiên cứu, nhưng rất nhiều nông dân và các hãng chăn nuôi gia cầm đều mong chờ sản phẩm này sớm có mặt trên thị trường.

Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay vẫn chưa có một khung toàn cầu nào cho các quy định về động vật chỉnh sửa gen. Hiện, Brazil, Argentina và Australia nhìn nhận khá thoáng về động vật chỉnh sửa hệ gen, song Eu lại duy trì quan điểm khắt khe hơn nhiều khi xếp động vật chỉnh sửa gen và biến đổi gen tương đương nhau. Công ty gen di truyền như Genus, đơn vị sản xuất heo kháng bệnh lở mồm long móng (PrrS) đang làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh sản phẩm heo kháng bệnh PrrS tại nhiều thị trường toàn cầu như Mỹ và Trung Quốc. Nếu Genus xin giấy phép thành công, thì quy trình đó có thể được áp dụng cho các sản phẩm gia cầm kháng bệnh cúm. Tuy nhiên, điều đáng mong đợi nhất hiện nay là các kết quả đánh giá của lô gà thử nghiệm đầu tiên đều tích cực. 

Minh Thu (tổng hợp)