Theo báo cáo số 458/BC-CP của Chính phủ gửi Quốc hội về sơ kết 05 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 (2014 - 2019), thời gian qua, từ các giá trị của Hiến pháp, hệ thống pháp luật đã được hoàn thiện ở một cấp độ cao hơn. Các cơ quan đã ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 nghiêm túc.

{keywords}
Các vị đại biểu QH biểu quyết thông qua bộ Luật Lao động sửa đổi.

Kể từ sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 111 bộ luật, luật, pháp lệnh, trong đó có 69 văn bản thuộc danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13, các văn bản còn lại được ban hành theo yêu cầu của thực tiễn; còn 21 văn bản thuộc danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 vẫn chưa được ban hành. Ngoài ra, QH, UBTVQH còn ban hành 35 luật, pháp lệnh không nằm trong Danh mục.

Các cơ quan hữu quan đã tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật, lập danh mục đề xuất danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để phù hợp với quy định của Hiến pháp. Tính đến thời điểm này các bộ, ngành liên quan đã rà soát 11.786 văn bản; đồng thời Chính phủ đã chỉ đạo một số bộ thực hiện rà soát theo chuyên đề. Theo Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 718/UBTVQH, có tổng số 90 luật, pháp lệnh được liệt kê.

Các ý kiến ghi nhận, Hiến pháp năm 2013 ra đời phản ánh thành quả của quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới và 8 năm thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị; tạo cơ sở phá lý - chính trị cao nhất cho quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Trong đó, nổi lên các nội dung như: đề cao chủ quyền nhân dân, dân chủ trực tiếp; phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền công dân được Nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm…

Điều đó thể hiện qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội đã dành tỷ lệ thích đáng cho các dự án luật, pháp lệnh về quyền con người, quyền công dân.

Các quyền con người, quyền công dân trong nhóm quyền kinh tế, văn hoã xã hội đã được cụ thể hoá trong các đạo luật thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân, Luật BHYT, Luật BHXH, Luật Hôn nhân và gia đình… đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung kịp thời để bảo đảm ghi nhận và quy định cụ thể cơ chế tổ chức thực hiện, bảo vệ tốt hơn nữa các quyền con người trong lĩnh vực dân sự, lao động, hôn nhân, gia đình.

{keywords}
Các chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội đã dành tỷ lệ thích đáng cho các dự án luật, pháp lệnh về quyền con người, quyền công dân. Ảnh minh họa.

Các quyền con người, quyền công dân trong nhóm quyền kinh tế, văn hoã xã hội đã được cụ thể hoá trong các đạo luật thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân, Luật BHYT, Luật BHXH, Luật Hôn nhân và gia đình… đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung kịp thời để bảo đảm ghi nhận và quy định cụ thể cơ chế tổ chức thực hiện, bảo vệ tốt hơn nữa các quyền con người trong lĩnh vực dân sự, lao động, hôn nhân, gia đình.

Đối với nhóm quyền con người, quyền công dân trong tư pháp như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bào chữa của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, quyền bình đẳng trước pháp luật… cũng đã được cụ thể hoá trong các đạo luật quan trọng như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Thi hành án hình sự… Đặc biệt, việc ban hành Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự đã giúp cho Nhà nước và nhân dân ta có thêm công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong phòng, chống tội phạm, thể hiện tính nhân đạo, tính hướng thiện trong việc phòng, chống tội phạm của Đảng và Nhà nước ta; đồng thời đề cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm trong tinh hình mới, góp phần bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Các với quyền con người, quyền công dân thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị như quyền ứng cử, bầu cử; quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân… đã được quan tâm cụ thể hoá thông qua việc ban hành mới Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Báo chí, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo… đảm bảo hệ thống pháp luật về các quyền con người, quyền công dân ngày càng hoàn thiện.

Những kết quả này đã được phản ánh trong Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 3.

Quan sát thực tiễn cho thấy, kể từ lần rà soát trước, nhiều chính sách mới quan trọng đã được ban hành với mục tiêu để mọi người dân Việt Nam được thụ hưởng đầy đủ quyền con người, đặc biệt là nỗ lực xây dựng chính phủ kiến tạo, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm quyền phát triển, quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương, quyền của người lao động.

Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam chuẩn bị cho lần rà soát tiếp theo, dự kiến vào năm 2023.

Từ năm 2014 đến nay Việt Nam đã bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới 96 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phù hợp với Hiến pháp 2013.


Một số đạo luật quan trọng được Quốc hội thông qua trong thời gian này gồm có: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Luật nhà ở 2014, Bộ Luật hình sự 2015, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Luật trưng cầu dân ý 2015, Luật an toàn thông tin mạng 2015, Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016, Luật trẻ em 2016, Luật báo chí 2016, Luật tiếp cận thông tin 2016, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, Luật an ninh mạng 2018, Luật lao động 2019, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, Luật giáo dục 2019, Luật thi hành án hình sự 2019.

Hòa Bình