Khóa 61 (niên khóa 2016-2021) có 260 học viên, trong đó có 19 học viên chuyên ngành Cảnh sát biển. Trải qua 5 năm học tập và rèn luyện, các học viên chuyên ngành Cảnh sát biển đã tích lũy đầy đủ kiến thức hàng hải, chỉ huy tham mưu, pháp luật Cảnh sát biển, công tác đảng, công tác chính trị...

Riêng đối với công tác đào tạo chuyên ngành Cảnh sát biển, từ năm 1999 (Học viện được giao nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành Cảnh sát biển) đến nay, đã đào tạo 15 khóa với trên 200 học viên tốt nghiệp, quân số đang đào tạo gần 100 học viên. Mục tiêu đào tạo được xác định, đào tạo sĩ quan chỉ huy tàu cảnh sát biển, có trình độ đại học và sau đại học ngành chỉ huy tham mưu.

{keywords}
Trong buổi thăm và làm việc tại Học viện Hải quân hồi giữa năm nay, Thiếu tướng Bùi Quốc Oai, Chính uỷ Cảnh sát biển đã gửi lời cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện Hải quân đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo công tác giáo dục - đào tạo cho đối tượng học viên chuyên ngành Cảnh sát biển.

Trong buổi thăm và làm việc tại Học viện Hải quân hồi giữa năm nay, Thiếu tướng Bùi Quốc Oai, Chính uỷ Cảnh sát biển đã gửi lời cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện Hải quân đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo công tác giáo dục - đào tạo cho đối tượng học viên chuyên ngành Cảnh sát biển. Đặc biệt trong việc xây dựng kế hoạch môn học, chương trình đào tạo, triển khai các nội dung giảng dạy và rèn luyện cho học viên kịp thời, linh hoạt và hiệu quả. Góp phần đào tạo cung cấp cho Bộ tư lệnh Cảnh sát biển nguồn cán bộ, sĩ quan vừa hồng, vừa chuyên, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của lực lượng.

Thống nhất nội dung đào tạo trong thời gian tới, Học viện Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam đã trao đổi, thống nhất một số đổi mới chương trình, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo lực lượng Cảnh sát biển như: Khoa học kỹ thuật hình sự, Trinh sát kỹ thuật, Tội phạm học, Vận động quần chúng…

Thúy Nga - Ảnh Hồng Nhì