Mục đích của khoản tín dụng này là hỗ trợ mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là thúc đẩy tài trợ cho các dự án thân thiện với khí hậu tại Việt Nam, tạo ra những lựa chọn mới cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng xanh thông qua việc nâng cao hiệu quả nền tảng ngân hàng công nghệ số và phát triển các sản phẩm theo nhu cầu của phân khúc này.

Với hỗ trợ của IFC, dự kiến đến năm 2024, OCB sẽ tăng gấp đôi danh mục cho vay DNVVN bằng cách tận dụng nền tảng ngân hàng kỹ thuật số và phát triển những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực này.

{keywords}
Đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn cuộc sống và các nền kinh tế trên toàn cầu, song nó cũng mang đến cơ hội hiếm có để các chính phủ nhìn nhận lại đinh hướng phát triển của nền kinh tế đang được tái thiết và phân bổ các nguồn lực vốn hạn chế cho phù hợp và hiệu quả.

Theo ông Vivek Pathak - Giám đốc toàn cầu Khối Đầu tư khí hậu của IFC, đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn cuộc sống và các nền kinh tế trên toàn cầu, song nó cũng mang đến cơ hội hiếm có để các chính phủ nhìn nhận lại đinh hướng phát triển của nền kinh tế đang được tái thiết và phân bổ các nguồn lực vốn hạn chế cho phù hợp và hiệu quả. Vì vậy, cần tái thiết với trọng tâm chiến lược là các giải pháp thông minh với khí hậu sẽ giúp tạo ra các cơ hội việc làm và thu hút đầu tư, hỗ trợ quá trình chuyển dịch sang quỹ đạo tăng trưởng kinh tế carbon thấp.

Để hỗ trợ OCB khai thác tiềm năng tài trợ khí hậu này, 50 triệu đô la Mỹ - một phần hai của khoản tài trợ của IFC - sẽ được dành cho các dự án thân thiện với môi trường, mang lại lựa chọn mới cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn tín dụng xanh.

Với khoản tài trợ dài hạn từ IFC, OCB sẽ tiếp tục có cơ hội đóng góp tích cực cho đất nước khi triển khai thêm nhiều chính sách ưu đãi trong việc cấp tín dụng xanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dung và môi trường và phát triển kinh tế bền vững.

Văn Quý