Trong quá trình xây dựng thủy điện, tỉnh Tuyên Quang phải thực hiện đưa hơn 4.000 hộ dân, với trên 20 nghìn nhân khẩu, phần lớn là người dân tộc thiểu số đến 125 điểm tái định cư thuộc các huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang. Đa phần người dân tái định cư đã “an cư”, nhưng vẫn cần tiếp tục bảo đảm “lạc nghiệp”.

{keywords}
Đa phần người dân tái định cư đã “an cư”, nhưng vẫn cần tiếp tục bảo đảm “lạc nghiệp”. 

Theo ông Hoàng Hùng Chảnh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Na Hang, tới đây cần tiếp tục tạo sinh kế để giải quyết việc làm cho người dân tái định cư một cách hiệu quả nhất.

Ông Chảnh phân tích, hiện nay, vùng tái định cư của huyện Na Hang chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc thiểu số với 12 thành phần dân tộc như Tày, Dao, Mông... Mỗi dân tộc lại có những đặc thù về văn hóa như tiếng nói, trang phục, sinh hoạt khác nhau, nên cần phải có cầu nối hiệu quả. Để làm được việc này, Phòng Dân tộc đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện cũng như các phòng ban phối hợp với đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín tuyên truyền chính sách, pháp luật chung và chính sách về việc làm, đào tạo nghề nói riêng. Đồng thời, Người có uy tín cũng góp phần nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân để chuyển tải tới chính quyền.

Theo đó, vấn đề giải quyết việc làm cho người dân vùng lòng hồ đã từng bước được tháo gỡ. Tính riêng năm 2019, huyện Na Hang đã tạo việc làm cho 1.704 lao động, vượt 4,5% kế hoạch (trong đó xuất khẩu 60 lao động, vượt 200% kế hoạch).

Bởi, để giải quyết vấn đề việc làm một cách bền vững, thời gian tới, các cơ quan chức năng vẫn cần nghiên cứu tạo sinh kế mới phù hợp với người dân vùng lòng hồ. Chỉ khi nào người dân có việc làm ổn định các vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội mới có thể được bảo đảm.

Thuý Nga
Ảnh: Hồng Liên