UBND TX Hoài Nhơn (Phù Cát, Bình Định) đã triển khai tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2021 trên địa bàn thị xã.

Đối với vắc-xin cúm gia cầm được thực hiện tiêm phòng khép kín, đảm bảo gia cầm tiêm đủ liều, đủ mũi theo quy định.

Trong đó chia làm 2 đợt: Đợt 1 tính từ ngày 1/1 đến 30/6, đợt 2 tính từ ngày 1/7 đến 31/12.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Đối với vắc-xin lở mồm long móng gia súc cho trâu, bò trong diện tiêm sẽ triển khai tiêm đợt 1 từ ngày 10/3 đến 10/4, phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm từ 80% tổng đàn trở lên.

Đến nay Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX Hoài Nhơn đã tiếp nhận 72.000 liều vắc-xin, trong đó có 12.000 liều vắc-xin lở mồm long móng và 60.000 liều vắc-xin cúm gia cầm.

Trung tâm đã cung ứng 5.000 liều vắc-xin lở mồm long móng và 10.000 liều vắc-xin cúm gia cầm cho các xã, phường để thực hiện tiêm.

Huyện Phù Cát cũng đặt mục tiêu phấn đấu tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ từ 90 - 95% tổng đàn.

Huyện đang tiếp nhận và tập trung phân bổ 48.050 liều vắc xin lở mồm long móng cho trâu, bò và 4.600 liều vắc-xin lở mồm long móng cho heo đến các địa phương trong huyện.

Đồng thời, huyện còn tăng cường công tác tuyên truyền vận động các hộ chăn nuôi chấp hành tiêm phòng cho các loại vật nuôi.

Mỗi thôn, khu phố thành lập từ 2 - 3 tổ tiêm phòng; chuẩn bị đầy đủ vắc-xin, dụng cụ và phương tiện tiêm phòng theo hình thức cuốn chiếu, hết hộ này đến hộ khác, tránh tình trạng dàn trải, kéo dài.

Song song với việc tiêm vắc-xin, ngành chăn nuôi huyện Phù Cát tuyên truyền bà con giữ gìn chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng.

Con giống đưa vào nuôi phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng bệnh lở mồm long móng. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh. Người ngoài vào khu vực chăn nuôi phải có trang bị bảo hộ được vệ sinh, khử trùng.

Cách ly triệt để gia súc ốm, không chăn thả tập trung; thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển… thực hiện khử trùng khu vực có gia súc nghi mắc bệnh, bị ốm, chết. Phòng bệnh bằng vắc-xin.

Thường xuyên theo dõi, quan sát đàn vật nuôi. Khi thấy gia súc có hiện tượng ốm, sốt, bỏ ăn, chảy nước dãi, có bọt, có mụn nước ở vùng miệng, quanh móng chân hoặc chết bất thường phải tiến hành cách ly ngay, không giết mổ, vứt xác gia súc chết và chất thải của chúng ra môi trường.

Người dân cần báo ngay cho thú y hoặc chính quyền địa phương để được hướng dẫn biện pháp xử lý thích hợp. Tiêm phòng vắc-xin bao vây ổ dịch tránh làm lây lan dịch.

Minh Phúc