Ứng dụng thương hiệu Việt

Thì thị trường cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp đang có nhiều tiềm năng.  Nhiều doanh nghiệp công nghệ trong nước đã nhanh chóng "bắt trend" đầu tư lớn vào các sản phẩm, ứng dụng, công nghệ Make in Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số.

Là một sản phẩm công nghệ Make in Việt Nam, FastWork đặc biệt chú trọng phát triển giải pháp công nghệ chuyên sâu, giải quyết vấn đề đặc thù cho từng doanh nghiệp Việt Nam. Nền tảng hiện nay đã hoàn thiện trên cả hai phiên bản Website và Mobile. Nền tảng FastWork với mô hình "all in one" sẽ cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp.

Ông Đinh Minh Quân - Giám đốc điều hành FastWork cho biết, từ thực tế của các doanh nghiệp SME có nhu cầu chuyển đổi số cao nhưng nguồn lực còn hạn chế, FastWork đã cung cấp nền tảng với chi phí hợp lý. Nhờ đó, doanh nghiệp SME vẫn có cơ hội ứng dụng công nghệ vào quản trị và điều hành với ngân sách phù hợp, bắt kịp cuộc đua chuyển đổi số hiện nay.

{keywords}
Ứng dụng chuyển đổi số Make in Vietnam (Ảnh:Bảo An)

Ông Đặng Thái Sơn, giám đốc marketing Công ty Appota - cung cấp các giải pháp và nền tảng cho ngành công nghiệp giải trí số, cũng cho biết nửa đầu năm 2021 Appota đặt trọng tâm vào các sản phẩm chuyển đổi số như giải pháp quản lý vận hành DN từ xa, dịch vụ ví điện tử không tiền mặt, bán hàng qua mạng...

Trong khi đó, NextPay thuộc NextTech Group đã ra mắt hệ sinh thái chuyển đổi số Next360.vn cho các doanh nghiệp vừa-nhỏ và siêu nhỏ (Micro-SME, MSME). Đây là bộ sản phẩm chuyển đổi số toàn diện, đáp ứng mọi nghiệp vụ của doanh nghiệp, từ quản lý bán hàng, đa năng cho đến tài chính kế toán và quản lý nhân sự. Để sử dụng bộ 20 sản phẩm chuyển đổi số này, doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra số tiền tối đa 560.000 đồng/tháng.

Mới đây, FPT đã công bố đầu tư vào Base.vn, hợp lực sức mạnh tăng tốc chuyển đổi số cho 800.000 doanh nghiệp. Tập đoàn FPT cho biết, sự hợp tác này sẽ cộng hưởng sức mạnh hai bên để thúc đẩy hoàn thiện hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện cho 800.000 doanh nghiệp Việt Nam. Cả hai bên, đặc biệt là Chủ tịch Trương Gia Bình - người luôn truyền khát vọng Việt Nam cho lứa doanh nhân trẻ và startup Phạm Kim Hùng, đều đã nhắc đến câu chuyện “hợp lực chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường”.

Tương tự, VNPT cũng đã triển khai và cung cấp các giải pháp đón đầu xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ này, từ giải pháp E-Learning cho 20.509 trường học, khởi tạo 8,66 triệu tài khoản học sinh, 621.587 tài khoản giáo viên. Ứng dụng vnEdu Mobile App cũng đứng đầu top1 Vietnam trong category education. Giải pháp đăng ký khám bệnh và tư vấn sức khỏe từ xa vnCare cũng được nhiều bệnh viện quan tâm. Đặc biệt, trong năm 2020, giải pháp VNPT eMeeting phục vụ hơn 1.000 cuộc họp của các cơ quan nhà nước...

Nhu cầu lớn

Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện với 400 DN Việt Nam trong năm 2020, bốn rào cản chính trong chuyển đổi số với DN gồm: Thiếu thông tin về công nghệ số (30,4% DN trả lời); thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số (32,3%), sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/DN (33,9%); thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số (38,9%), chi phí ứng dụng công nghệ số cao (55,6%).

Theo dự báo của Fitch Solutions (Anh), thị trường công nghệ thông tin Việt Nam, bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin, phần mềm, phần cứng và thiết bị sẽ tăng trưởng khoảng 17% vào năm 2021, đạt 7,3 tỷ USD. Việc ứng dụng các dịch vụ phần mềm và hạ tầng đám mây sẽ là một xu hướng nở rộ.

{keywords}
Cuộc đua chuyển đổi số trong doanh nghiệp (Ảnh:Bảo An)

Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) Trương Gia Bình, đánh giá, chuyển đổi số đang là xu hướng toàn cầu, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp. Thế giới đang chứng kiến một cuộc “chuyển mình” mạnh mẽ về năng suất lao động, trải nghiệm của người dùng với nhiều mô hình kinh doanh mới đã và đang được hình thành.

Theo Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Tập đoàn NextTech, cộng đồng doanh nghiệp vừa-nhỏ và siêu nhỏ (Micro-SME) tuy chiếm đến 96.7% số lượng, đóng góp 40% GDP và giải quyết 60% việc làm nhưng lại chưa được hưởng nhiều thành quả từ chuyển đổi số do ít kinh phí và bị phân mảnh khắp nơi trên toàn quốc. Các nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số thường chú trọng nhiều hơn đến khối Chính phủ và doanh nghiệp vừa và lớn có ngân sách cao hơn và tập trung ở các thành phố lớn.

Đưa ra giải pháp, ông Hoàng Thế Anh, Giám đốc kinh doanh Mobiwork, nhận định, trước làn sóng chuyển đổi số như hiện nay, doanh nghiệp có thể bắt tay các đối tác trong lĩnh vực công nghệ để đi tắt đón đầu, có được những giải pháp hiệu quả nhất mà tiết kiệm chi phí và thời gian.

“Làn sóng chuyển đổi số hiện nay tạo hiệu ứng lớn, mỗi doanh nghiệp có một vai trò khác nhau. Họ có thể tham gia một công đoạn, một lĩnh vực, từ đó tạo hiệu ứng cho các doanh nghiệp bên ngoài có thể thấy được hiệu quả của chuyển đổi số, từ đó thay đổi tư duy và vận dụng vào công ty mình”, ông Thế Anh nói.

Hồng Hạnh