Công nghệ AI thúc đẩy chuyển đổi số

Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030 đặt ra mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam.

Công nghệ AI trong những năm gần đây trở nên ngày càng phổ biến nhờ vào dữ liệu lớn (big data), mối quan tâm của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của dữ liệu cùng với công nghệ phần cứng đã phát triển mạnh mẽ hơn và những ứng dụng của AI trong đời sống cũng được mở rộng, thiết thực và hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh AI có sự phát triển vượt bậc, AI đã và đang trở thành một trong những công nghệ then chốt thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, từ khâu số hóa dữ liệu, quy trình nghiệp vụ đến chuyển đổi mô hình hoạt động tại Việt Nam.

{keywords}

Ảnh minh họa.

Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 đặt ra mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đặc biệt, với mục tiêu lọt vào top 50 thế giới về AI vào năm 2030; Việt Nam cần đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Theo các chuyên gia nhận định cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ trở thành một mũi nhọn, ngành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới. Thậm chí đây sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế đất nước trong tương lai, tiềm năng của trí tuệ nhân tạo đối với cuộc sống hiện đại hóa là rất lớn.

Năm 2018, ngành công nghiệp AI tăng trưởng hơn 70% so với năm 2017, tương đương 200 tỷ USD. AI có khả năng trở thành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới và cần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

AI không còn là câu chuyện khoa học, mà là vấn đề kinh tế - xã hội để đưa Việt Nam phát triển. Thế giới đã thay đổi, minh bạch hơn, khoa học công nghệ nói chung đã phát triển vượt bậc, kết nối hơn với mối liên kết giữa con người, máy móc, chính phủ, doanh nghiệp, trường học... cùng nguồn lực dữ liệu lớn thúc đẩy AI phát triển.

AI  đang giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Thay thế nhiều công việc lao động thủ công, tốn sức. Đồng thời còn giúp giải quyết những vấn đề công nghệ khó khăn mà con người vẫn chưa thể tự mình làm được.

Việt Nam có những thuận lợi cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ, đặc biệt công nghệ đột phá trong lĩnh vực AI.

Thời gian qua, tại Việt Nam, với môi trường kinh doanh mở và nguồn nhân lực đam mê công nghệ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực đã có bước phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy mối liên kết giữa các thành tố trong hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo trong cả nước.

AI đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, thương mại điện tử... Công nghệ AI cũng đã mang lại cho Việt Nam sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, AI có thể cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân, mang lại những lợi ích lớn cho xã hội và nền kinh tế thông qua chăm sóc sức khỏe tốt hơn, quản lý công hiệu quả hơn, giao thông an toàn hơn, ngành công nghiệp cạnh tranh hơn và canh tác bền vững.

Doanh nghiệp Việt làm chủ công nghệ cốt lõi

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những quốc gia sớm có chương trình, chiến lược về chuyển đổi số quốc gia trên thế giới, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 mang lại và bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với trọng tâm chuyển đổi số, xây dựng kinh tế số đã tạo ra một cơ hội bình đẳng như nhau để Việt Nam bứt phá cùng với tất cả các quốc gia, vì vậy, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020.

Nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát triển các nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số, khoảng hơn 40 nền tảng "Make in Việt Nam" được ra mắt hỗ trợ trong ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp được đẩy mạnh.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng với quá trình toàn cầu hóa, các doanh nghiệp sớm ứng dụng dữ liệu AI, công nghệ số để nâng cao năng suất, chất lượng.

Về nghiên cứu AI, các chuyên gia cho biết có nhiều khái niệm mới và nhiều sản phẩm demo xuất phát từ quá trình nghiên cứu, con người tận dụng nhiều mô hình mô phỏng để nâng cao hiệu quả của các ngành công nghiệp; ứng dụng và sản phẩm, chuỗi vòng đời sản xuất công nghiệp, nâng cao quy trình nghiệp vụ.

Minh Phúc