Dịch cúm gia cầm đã xảy ra và gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi Việt Nam, đặc biệt, cúm gia cầm có thể lây sang người và gây tử vong.

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm trong những tháng đầu năm 2021.

Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện toàn tỉnh có trên 11,5 triệu con gia cầm.

{keywords}
 Ảnh Văn Quý

Từ đầu năm đến ngày 24/2/2021, toàn tỉnh có 11 ổ dịch tại 9 thôn của 9 xã, phường, thị trấn trên 7 huyện, thành phố, tiêu hủy trên 24.000 con gia cầm.

Giai đoạn trước và sau Tết Nguyên đán, thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, giao thương, vận chuyển gia cầm tăng cao; tổng đàn gia cầm lớn, mật độ chăn nuôi dày, nên nguy cơ dịch cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 tiếp tục lây lan và xảy ra trên diện rộng rất cao.

Trước nguy cơ lây lan và xâm nhiễm dịch, tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch cúm gia cầm.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật,

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo đúng các quy định.

Tập trung mọi nguồn lực, áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm kiểm soát, ngăn chặn không để dịch lây lan rộng.

Tổ chức ký cam kết với các hộ chăn nuôi gà quy mô trên 1.000 con thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng đầy đủ vắc xin cúm gia cầm chủng H5N6 và H5N1.

Yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y chỉ đạo phòng chuyên môn, trạm trực thuộc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến người dân về các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm; các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học.

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm và tiêm phòng đầy đủ vaccine cúm gia cầm chủng H5N1, H5N6...

Hai tháng 4 và tháng 10, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ triển khai tiêm phòng cho gia súc gia cầm. Trong đó phấn đấu sẽ tiêm cho 7,8 triệu con gia cầm trong năm 2021.

Ngoài ra, tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại. 

Để chăn nuôi phát triển bền vững, kinh tế gia đình ổn định, các hộ chăn nuôi cần áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của các ngành chức năng; chủ động kiểm tra, giám sát đàn vật nuôi của gia đình; tái nhập con giống tại những cơ sở có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...

Xã Tân Tiến (Vĩnh Tường) - địa phương có ổ dịch cúm gia cầm đã trải qua 21 ngày chưa phát sinh ổ dịch mới.

Chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn đã thực hiện các công tác ngăn chặn dịch hiệu quả, đồng thời tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch cúm gia cầm.

Ông Bùi Văn Thủy, thôn Xóm Nội cho biết: "Gia đình tôi lựa chọn con giống có nguồn gốc xuất xứ, tiêm phòng đầy đủ, nuôi cách ly trước khi cho nhập đàn.

Việc vệ sinh chuồng trại cũng được làm thường xuyên, rắc vôi bột tại lối đi, cửa chuồng, nhằm hạn chế mầm bệnh phát tác, hạn chế tối đa người lạ tiếp xúc với chuồng nuôi”.

Huyện Tam Dương có số lượng hộ chăn nuôi gia cầm lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Toàn huyện, hiện có trên 3,3 triệu con gia cầm.

Thực hiện kế hoạch phòng, chống cúm gia cầm giai đoạn 2021 - 205 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm được huyện Tam Dương triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt.

Đồng thời, phân công cán bộ chuyên môn, chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực kiểm tra, giám sát đến từng thôn, xóm để kịp thời phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm và các cơ sở giết mổ gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn.

Xuân An -  Ảnh Văn Quý