Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên lợn diễn biến khá phức tạp, khó kiểm soát. Nhiều ổ dịch lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho gia súc, huyện Vụ Bản (Nam Định) đã thí điểm mô hình chăn nuôi an toàn sinh học.

{keywords}
Nam Định: Vụ Bản phát triển chăn nuôi an toàn sinh học song song với phòng ngừa dịch bệnh

Chương trình do Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) phối hợp với Sở NN và PTNT; UBND huyện Vụ Bản thực hiện.

Trước đây do thiếu kiến thức nên người dân trên địa bàn huyện chưa xây dựng được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp đối với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lợn.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học và kháng sinh còn nhiều bất cẩn, không tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan chuyên môn; quá trình sử dụng chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn, nước uống chưa tuân thủ về liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất nên hiệu quả không cao.

Công tác khử trùng, phòng bệnh chỉ làm theo kinh nghiệm, truyền miệng nên chưa đúng quy trình kỹ thuật. Việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh, chữa bệnh cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, chủ yếu theo hướng dẫn của người kinh doanh thuốc thú y mà không theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Vì vậy, hiệu quả phòng, chống dịch bệnh trên đàn lợn không cao…

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực tế ở 17 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, Cục Chăn nuôi và FAO đã lựa chọn 4 cơ sở chăn nuôi ở các xã: Liên Bảo, Tam Thanh, Kim Thái và Hiển Khánh (Vụ Bản) triển khai dự án xây Theo báo cáo từ ngành chăn nuôi tỉnh, các cơ sở tham gia mô hình đã thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh tiêu độc khử trùng tiêu độc và công tác phòng, chống dịch bệnh.

Thực hành việc di chuyển theo hướng đi từ khu sạch đến khu bẩn, thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ, biết cách sử dụng thuốc khử trùng đúng cách, đúng liều lượng.

Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp. Các cơ sở chăn nuôi thực hiện quản lý tốt hơn nguồn chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi lợn để xử lý mùi hôi, xử lý chất thải của lợn, cải thiện hệ tiêu hóa cho lợn.

Đàn lợn được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin; việc mua, sử dụng con giống đảm bảo chất lượng, nguồn gốc. Các cơ sở chăn nuôi đã biết xây dựng, ứng dụng hiệu quả quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn lợn nuôi. 

Thời gian tới, huyện Vụ Bản sẽ tiếp tục tổ chức nhân rộng, góp phần phát triển ngành chăn nuôi an toàn, kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Minh Phúc