Để xây dựng một Chính phủ kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập, từng bước xóa bỏ tham nhũng, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội..., hành lang pháp lý triển khai Chính phủ điện tử đã được Đảng, Nhà nước ta dần hoàn thiện bằng nhiều văn bản chỉ đạo, hoặc văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, việc triển khai các ứng dụng Chính phủ điện tử càng bảo đảm thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức bao nhiêu, thì vấn đề bảo đảm bảo mật, ATTT lại càng khó khăn, phức tạp bấy nhiêu.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Thực tế cho thấy, nhiều cuộc tiến công mạng đã gây gián đoạn dịch vụ và lọt, lộ thông tin đối với Chính phủ điện tử của các nước, gây hậu quả nghiêm trọng; trong tình hình AT, ANTT diễn biến phức tạp, các loại vi-rút, mã độc,… vẫn không ngừng phát triển, phát tán tràn lan, tội phạm mạng ngày càng nhiều. Các cuộc tiến công phá hoại, lấy cắp thông tin trên các mạng CNTT gia tăng; kỹ thuật thu tin mã thám thông qua các kênh kỹ thuật phát triển mạnh mẽ. Các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt nguy cơ ngày càng cao của chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng.

Ở nước ta, thời gian qua, các cuộc tiến công, xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng CNTT của các cơ quan nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp để phá hoại, thu thập, lấy cắp thông tin liên tục gia tăng.

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, trong 4 tháng đầu năm 2020, hệ thống ghi nhận có 203 cuộc tấn công vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam dẫn đến sự cố, trong đó có 43 cuộc tấn công lừa đảo; 89 cuộc tấn công thay đổi giao diện và 71 cuộc tấn công cài mã độc.

Cục ATTT nhận định, các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng nhanh chóng trên quy mô toàn cầu, trở thành một ngành công nghiệp hàng trăm tỷ dô la mỹ với các cuộc tấn công quy mô lớn. Trong đó, các mục tiêu tấn công đang chuyển dịch từ các mục tiêu cá nhân sang các tập đoàn kinh tế lớn hay nghiêm trọng hơn là các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Nguy cơ và rủi ro từ môi trường mạng rất lớn. Tuy vậy nếu cơ quan tổ chức có nhận thức và quan tâm đúng mức tới ATTT, chú trọng ngăn ngừa các cuộc tấn công mạng thì hoàn toàn có thể quản lý, giảm thiểu những nguy cơ,  rủi ro, thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT mạnh mẽ hơn.

Hành lang pháp lý  về ATTT mạng đang được quốc hội, chính phủ và các bộ ngành nước ta đưa ra nhằm giúp các đơn vị chủ động trong việc đảm bảo ATTT mạng,

Theo đó, ngày 19/11 năm 2015 quốc hội ban hành luật ATTT mạng và có hiệu lực ngày 1/7/2016.

Ngày 1/7/2016, Chính phủ cũng ban hành nghị định số 85/2016NĐCP về bảo đảm hệ thống ATTT theo cấp độ. Theo đó, nghị định quy định cụ thể tiêu chí xác định 5 cấp độ hệ thống thông tin. Ngoài ra còn quy định người đứng đầu của cơ quan, tổ chức là chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và phụ trách công tác bảo đảm hệ thống ATTT trong hoạt động của cơ quan tổ chức mình.

Ngày 16/3/2017 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết  định 05 ban hành hệ thống phương án ứng cưu khẩn cấp, bảo đảm ATTT mạng quốc gia.

Ngày 10/5 /2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 632 ban hành danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên đảm bảo ATTT mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Theo quyết điịnh này, có 11 danh mực quan trọng cần đảm bảo ATTT mạng như giao thông, năng lượng, tài nguyên và môi trường, thông tin , y tế, tài chính, ngân hàng…

Ngày 25/5/2018 Thủ tướng Chính phủ cũng ra chỉ thị số 14 CTTTg về việc nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại.

Thủ tướng chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW khẩn trương phân loại, xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và xây dựng phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Tăng cường sử dụng chữ ký số, bảo đảm có giải pháp phòng chống mã độc  bảo vệ cho 100% máy chủ, máy trạm, thiết bị đầu cuối liên quan. 

Khi mua sắm các thiết bị điện tử có kết nối internet cần thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá về ATTT. Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá tổng thể về ATTT và thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng xử lý các mối nguy hại của mã độc và trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng chống mã độc

Song song với hành lang pháp lý, Bộ thông tin truyền thông đã chỉ đạo cục ATTT triển khai hệ thống kỹ thuật lớn, cấp quốc gia để đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là trung tâm xử lý tấn công mạng Việt Nam tại Cục ATTT .

Nhờ đó, cuối tháng 11/2019, Hệ thống chia sẻ và giám sát thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đã chính thức khai trương.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử từng nhấn mạnh: “Tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử không chỉ là nhận thức của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, cần đặc biệt coi trọng sự tin tưởng và sử dụng của mọi người. Chính phủ điện tử chỉ đem lại hiệu quả khi an toàn và phục vụ người dân và doanh nghiệp”.

Có thể nói, để công tác triển khai Chính phủ điện tử hiệu quả và thông suốt, các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm, hoàn thiện môi trường chính sách, văn bản quản lý; hạ tầng CNTT đồng bộ, an toàn; nguồn nhân lực và trình độ CNTT phải được bổ sung, nâng cao cả về số lượng và chất lượng; sự chấp nhận công nghệ mới của người dùng; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về Chính phủ điện tử; ý chí, quyết tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý và nhất là công tác bảo đảm bảo mật, xác thực và giám sát ATTT phải được triển khai đồng bộ.

Ngân Phương