Theo đánh giá Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tuyên Quang, môi trường chăn nuôi của tỉnh đã bị ô nhiễm, các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi như lở mồm long móng, dịch tả trên trâu bò; dịch tai xanh, dịch tả lợn châu Phi trên đàn lợn và bệnh cúm trên đàn gia cầm... đã xuất hiện, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi. Nhằm khống chế dịch, xử lý triệt để mầm bệnh giải pháp quan trọng hơn cả là sự vào cuộc của chính hộ chăn nuôi.

Toàn tỉnh có khoảng trên 700 nghìn con gia súc và hơn 5 triệu con gia cầm, thủy cầm. Những năm gần đây, chăn nuôi đang trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế đáng ngại đang tồn tại trong ngành chăn nuôi của tỉnh hiện nay là manh mún, nhỏ lẻ, tận dụng, thiếu đầu tư; chưa chú trọng đến việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi dẫn đến tình trạng dịch bệnh phát sinh, lưu truyền khó kiểm soát và không xử lý được triệt để.

{keywords}
Sở dĩ dịch bệnh trên đàn vật nuôi chưa được kiểm soát, xử lý triệt để ngoài yếu tố về thời tiết, động vật dẫn truyền như chuột, bọ, chim rừng... mang mầm bệnh di chuyển từ vùng này sang vùng khác thì còn một yếu tố lớn thuộc về ý thức người chăn nuôi.

Năm 2015, lần đầu tỉnh ghi nhận ổ dịch cúm A type H5N6 trên đàn gia cầm tại xã Xuân Vân (Yên Sơn), từ đó đến nay liên tiếp xuất hiện các ổ dịch cúm nhỏ lẻ gây rất nhiều khó khăn trong công tác khoanh vùng, dập dịch.

Mới đây nhất, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện và lan rộng trên phạm vi nhiều địa phương, gây thiệt hại nặng nề nhất đối với ngành chăn nuôi. Thống kê sơ bộ, đã có trên 29.000 con lợn nhiễm bệnh, nghi nhiễm phải tiêu hủy, tương đương với 1,4 triệu tấn lợn. Tỉnh, ngành chức năng quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh xâm nhiễm, lan rộng. Tuy nhiên, dịch chỉ tạm lắng trong thời gian ngắn và hiện nay đang có chiều hướng quay trở lại do bà con lơ là không thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống.

Cán bộ chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh lý giải, sở dĩ dịch bệnh trên đàn vật nuôi chưa được kiểm soát, xử lý triệt để ngoài yếu tố về thời tiết, động vật dẫn truyền như chuột, bọ, chim rừng... mang mầm bệnh di chuyển từ vùng này sang vùng khác thì còn một yếu tố lớn thuộc về ý thức người chăn nuôi. Tình trạng người chăn nuôi chưa tuân thủ các quy định về phòng, phòng chống dịch bệnh, áp dụng quy trình an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi là rất ít, hiện chỉ có một số trang trại lớn, gia trại được áp dụng. Kế hoạch tiêm phòng cho đàn vật nuôi hàng năm đạt tỷ lệ thấp. Kết thúc đợt tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Xuân - Hè năm ngoái, chỉ có trên 50% đàn gia súc; gần 60% đàn gia cầm, thủy cầm được tiêm đủ các mũi vắc xin phòng, chống bệnh dịch. Điều đó cho thấy còn một lượng không nhỏ đàn vật nuôi chưa được trích ngừa vắc xin tạo hệ miễn dịch chủ động.

Tác động xấu của thời tiết, quá trình buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phục vụ nhu cầu của con người ngày càng tăng mang theo nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh. Bảo vệ đàn vật nuôi, ngành Chăn nuôi và Thú y đã triển khai các biện pháp thực hiện khoanh vùng, giám sát dịch bệnh, kịp thời xử lý ở phạm vi nhỏ; riêng đối với công tác tiêm phòng, ngành thú y tổ chức tiêm theo vụ và thực hiện tiêm bổ sung đối với những vật nuôi mới sinh hoặc chưa được tiêm phòng trong vụ.

Các chuyên giao ngành Chăn nuôi và Thú y cho rằng, kiểm soát, xử lý triệt để, hạn chế dịch bệnh phát sinh lan rộng rất cần sự vào cuộc của chính chủ chăn nuôi trong việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thú y, tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi theo đúng quy định, sử dụng con giống sạch bệnh.

Bởi thực tế, tại các trang trại chăn nuôi quy mô hàng nghìn gia súc, được người chăn nuôi chủ động áp dụng đồng bộ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thú y đã miễn nhiễm với tất cả các bệnh dịch.

Thanh Hùng