Tại hội thảo quốc tế ngành dệt may – da giày Việt Nam tổng kết 1 năm sau COVID-19 và phát triển bền vững do Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức hôm 11/12, bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động cho biết, dịch COVID-19 cũng tác động mạnh tới doanh nghiệp dệt may và giày dép, có tới 94,2% doanh nghiệp da giày, 87,1% doanh nghiệp dệt may bị giảm đơn hàng, 84,5% doanh nghiệp da giày, 53,5% doanh nghiệp dệt may bị khách hoãn hủy đơn và 74,8 doanh nghiệp da giày, 22,9% doanh nghiệp dệt may không xuất khẩu được.

Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược về phát triển sản phẩm và tìm khách hàng mới.

{keywords}
Hội thảo quốc tế về dệt may hôm 11/12
{keywords}
Dây chuyền sản xuất của nhà máy dệt Bảo Minh

Bà Chi khẳng định, xu hướng ngắn hạn và trung hạn là đa dạng hóa khách hàng, thị trường và sản phẩm là cứu cánh cho các doanh nghiệp dệt may duy trì sản xuất. Còn doanh nghiệp da giày xu hướng giảm gia công, đa dạng hóa khách hàng. Còn dài hạn là xu hướng công nghệ xanh mạnh mẽ và tiếp tục tự động hóa”, bà Chi cho biết.

Dịch COVID-19 đã khiến cho các doanh nghiệp tăng mạnh nhu cầu liên kết với các doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Cụ thể, nhu cầu liên kết giữa các doanh nghiệp trong dịch COVID-19 gồm: mua bán nguyên vật liệu trong nước để thay thế nguồn cung nhập khẩu bị gián đoạn hoặc có giá thành cao hơn; chia sẻ đơn hàng, đặc biệt giữa các công ty lớn và các công ty vừa và nhỏ; học hỏi kinh nghiệm của nhau như công nghệ, máy móc, thực hiện các tiêu chuẩn môi trường như xử lý nước thải, dùng năng lượng mặt trời...và các vấn đề khác. 

Cũng theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngoài động lực từ dịch COVID-19, việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ cũng đang thúc đẩy các nhà máy và cả nhãn hàng tăng cường mua bán nguyên vật liệu trong nước.

Dự kiến năm 2020, xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sẽ giảm mạnh với kim ngạch dự kiến chỉ đạt 35 tỷ USD.

Đức Dũng