Quy định rõ ràng và giám sát thực hiện chặt chẽ, nghiêm minh đối với các dự án đầu tư tại Việt Nam không phân biệt nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tư nhân, FDI …nếu các phần việc chế tạo cơ khí trong nước có thể chế tạo, sản xuất được bắt buộc do các doanh nghiệp cơ khí trong nước thực hiện. Việc này phải được xem xét và phê duyệt ngay từ giai đoạn lập, qui hoạch và phê duyệt dự án đầu tư.

 

{keywords}
Các giải pháp cơ bản cho Ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam:

Nhà nước với vai trò điều tiết vĩ mô của nền kinh tế tập trung khuyến khích, ưu tiên phát triển lĩnh vực nguyên liệu đầu vào như luyện kim, các sản phẩm đúc, rèn….

Xác định ngành cơ khí chế tạo là “xương sống” của nền kinh tế, nhà nước xem xét thành lập cơ quan chủ quản ngang cấp tổng cục để quản lý, điều hành giám sát, hỗ trợ kịp thời với mục đích thúc đẩy phát triển ngành cơ khí chế tạo tại Việt Nam.

Tổng hội cơ khí, Hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam với vai trò trung gian, cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cơ khí cần nâng cao, tham gia sâu với vai trò định hướng, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp cơ khí.

Đối với việc quản lý lao động nhập cư tham gia trực tiếp vào ngành cơ khí chế tạo cần phải ban hành chính sách quản lý, chỉ cho phép cấp quota cho các lao động có trình độ cao như là nhân sự cho nghiên cứu phát triển, tư vấn thiết kế chế tạocho các dây chuyền thiết bị đồng bộ mà nhân lực trong nước chưa đáp ứng được về trình độ, kinh nghiệm.

Khánh Vy