Tiềm năng tốt nhưng phát triển chưa tương xứng

Mô tả về bức tranh của công nghiệp hỗ trợ ngành Điện tử ở Việt Nam hiện nay, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, tại tọa đàm Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần bắt đầu từ đâu cho biết, 2 năm trở lại đây, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại Việt Nam phát triển khá lớn. Có được sự phát triển này là do chúng ta thu hút FDI, một số hãng điện tử lớn xuất hiện ở Việt Nam như Samsung, Cannon…

Bà Thúy Hương quả quyết, hầu hết linh kiện điện tử cơ bản doanh nghiệp Việt Nam đã làm được.

Tuy nhiên, trong chuỗi sản xuất công nghiệp điện tử hiện nay thì hiệu quả kinh tế doanh nghiệp Việt Nam có nhất thiết phải làm hết các linh kiện không? Đã có nhiều doanh nghiệp làm được chi tiết công nghệ cao, đơn cử như Viettel đã sản xuất được điện thoại di động. Hơn nữa, một hãng không nhất thiết phải sản xuất được hết, điều quan trọng sản xuất được sản phẩm tốt. Lợi thế cạnh tranh ở quản trị cao cấp của Việt Nam còn hạn chế trong khi thế giới các doanh nghiệp đã đầu tư về khoa học công nghệ.

Con số hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam đang là nhà cung cấp cho Samsung cho thấy nhiều linh kiện đã và đang sản xuất tại Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam khá chật vật trước chính sách của cơ quan quản lý. Chính sách hay trên văn bản giấy tờ nhưng chưa có đánh giá tính hiệu quả trên thực tế.

{keywords}
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử có nhiều cơ hội cung ứng cho đa quốc gia. Việt Nam có tiềm năng tốt nhưng công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử phát triển chưa tương xứng.

Quan sát từ thực tế, có thể nói, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử có nhiều cơ hội cung ứng cho đa quốc gia. Việt Nam có tiềm năng tốt nhưng công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử phát triển chưa tương xứng.

Bà Thúy Hương dẫn chứng, đổi mới khoa học công nghệ quốc gia đã có đầu tư đến các doanh nghiệp nhưng chưa có đánh giá cụ thể, nhiều doanh nghiệp "kêu" nghe thì hay nhưng tiếp cận khó. Hay nhiều doanh nghiệp mới phát triển tiếp cận nguồn vốn vay còn khó khăn. Do đó, các bộ ngành ban hành ra chính sách thì nên đánh giá đã hỗ trợ được gì cho các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thụ động, chính sách cũng thụ động

PGS. TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Điện tử Viễn thông – Đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ, các doanh nghiệp Việt làm rất tốt về sản phẩm trên thị trường điện tử, tuy nhiên, trên thương trường, cái gì có hiệu quả kinh tế hơn thì mình làm, quan trọng là người Việt phải sở hữu bí quyết công nghệ.

“Chúng tôi mong muốn có được ưu đãi tương tự như Chính phủ đang ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI, những doanh nghiệp này được ưu đãi dễ lắm, nhưng tại sao doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nhận ưu đãi mà khó vậy?”, ông Minh trăn trở.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng cho rằng,cần xem chính sách có hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ làm được linh kiện nhỏ hay không? Bản thân các sản phẩm trong cuộc sống chúng ta còn phải mua từ Trung Quốc thì làm sao sản xuất được toàn bộ các linh kiện điện tử. Để Công nghiệp hỗ trợ điện tử tại Việt Nam nên bắt đầu thế nào? Nhà nước hỗ trợ ra sao? Chính sách như thế nào?

Thực tế ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, nhà nước không đầu tư nhưng họ khuyến khích để doanh nghiệp đột phá. Để doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng, quan trọng nhất là cần có những sản phẩm mang thương hiệu Việt. Điều này cần bàn tay của Chính phủ, cần có những chính sách khuyến khích của Nhà nước, để các doanh nghiệp Việt bứt phá.

Một điểm nữa mà doanh nghiệp Việt đang "kêu", đó là họ mua màn hình để setup vào hệ thống của họ, nhưng đối với doanh nghiệp đang trong khu chế xuất, họ bán cho doanh nghiệp Việt thì họ phải chịu thuế, coi như xuất khẩu ở thị trường Việt Nam, nên những doanh nghiệp này phải xuất sang thị trường thứ 3. Sau đó, doanh nghiệp Việt lại phải nhập từ thị trường thứ 3, trong khi sản phẩm đó được làm ở Việt Nam. Tôi thấy điều này rất bất cập.

Từ câu chuyện đó cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam thụ động, chính sách cũng thụ động. Nhật Bản vào Việt Nam, họ mang cả doanh nghiệp họ vào để hướng dẫn, liên kết.

Tâm Anh