Theo đánh giá của GS TS Nguyễn Chỉ Sáng, PCT kiêm TTK Hiệp hội cơ khí Việt Nam, thị trường cho máy móc thiết bị của Việt Nam rất lớn, có thể sơ bộ đánh giá độ lớn thị trường cho ngành cơ khí giai đoạn 2019 – 2030 khoảng 310 tỷ USD.

Trong đó giá trị máy móc thiết bị cho các công trình công nghiệp như nhiệt điện, thủy điện, hóa chất, khai thác, chế biến khoáng sản khoảng 120 tỷ USD; máy xây dựng, nông nghiệp và chế biến nông lâm sản khoảng 15 tỷ USD.

Các loại máy móc thiết bị tiêu chuẩn như van, bơm, quạt, động cơ, hộp số, thiết bị thủy lực, bu lông ốc vít… khoảng  10 tỷ USD; Thiết bị và vật tư cho xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc khoảng 35 tỷ USD; hệ thống tàu điện ngầm khoảng 10 tỷ USD; công nghiệp ô tô khoảng 120 tỷ USD.

{keywords}
Công nghiệp cơ khí sẽ đem lại lợi nhuận đến trăm tỷ USD

Công nghệ thiết kế, chế tạo của ngành cơ khí đã phát triển rất mạnh, vì vậy để đầu tư dây chuyền sản xuất theo định hướng sản phẩm không tốn kém như trước đây, việc đầu tư mới là ưu thế của người đi sau. Ví dụ đầu tư hai máy rèn dập trục khuỷu của Diezen Sông Công đáp ứng chất lượng của công ty Honda, Nhật Bản nhưng chỉ 3 năm là thu hồi vốn.  

Ngành cơ khí Việt Nam lại chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt và nhiều khi không bình đẳng từ các công ty nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc; là người đi sau trong hội nhập quốc tế nên để tham gia được vào chuối cung toàn cầu là rất khó; Đầu tư cho cơ khí thời gian thu hồi vốn lâu, lãi suất ngân hàng cao (khoảng 9%) làm giảm hiệu quả của đầu tư, tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm do vậy không thu hút được các nhà đầu tư; Các cơ chế chinh sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển cơ khí được thực thi nghiêm túc.

Có thể nói, điểm mạnh, cơ hội để phát triển ngành cơ khí là nhiều nhưng điểm yếu, thách thức cho phát triển ngành cơ khí cũng rất lớn. 

Nếu chúng ta phát triển được công nghiệp cơ khí sẽ đem lại lợi nhuận đến trăm tỷ USD trong một, hai chục năm tới đặc biệt cho các nhà máy công nghiệp, các công trình lớn của đất nước.

Ví dụ, trước năm 2003, các sản phẩm cơ khí thủy công Việt Nam phải nhập từ Nga, Ucrine, Trung Quốc với giá trung binh 2.000 USD/tấn, khi chúng ta làm chủ thiết kế, chế tạo, giá thành trung binh dưới 1.500 USD/tấn, tổng giá trị thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện tới hàng chục ngàn tỷ đồng, nên lợi ích kinh tế là con số đang kể. Hoặc như một số thiết bị của nhà máy nhiệt điện như hệ thống lọc bụi, thải tro xỉ, vận chuyển, bố dỡ than, sau khi chúng ta làm chủ về thiết kế và chế tạo giá thành đã giảm khoảng 20%.

Những lợi ích to lớn này chỉ thu được nếu Nhà nước có tầm nhìn dài hạn và quản lý vĩ mô, các công ty, tập đoàn hoặc bộ ngành riêng lẻ không đủ sức mạnh và thẩm quyền để quản lý, thực hiện.

Thu Ngân