Trong nước đã có hệ thống các nhà máy cơ khí với đủ các quy mô lớn nhỏ. Tại một số địa phương, vùng kinh tế đã manh nha mô hình cụm ngành (cluster) về ngành chế tạo (như khu phức hợp cơ khí Chu Lai – Quảng Nam...).

{keywords}
images2767281_IMG_6600.jpg

Cả nước hiện có 25.014 DN cơ khí đang hoạt động, chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo. Số DN này có doanh thu thuần trên 1,4 triệu tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 1,12 triệu  lao động.

Ngành cơ khí Việt Nam có thế mạnh tập trung ở ba phân ngành gồm: xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy; cơ khí gia dụng và dụng cụ; ôtô và phụ tùng ôtô. Trong nước có khoảng gần 40 DN sản xuất, lắp ráp ôtô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng hơn 680.000 xe/năm.

Tỷ lệ nội địa hoá các loại xe gắn máy đạt khoảng 85-95%. Đặc biệt, ngành cơ khí dầu khí đã chế tạo thành công và bàn giao đi vào hoạt động giàn khoan tự nâng có độ sâu đến 90m nước, thay thế cho việc nhập khẩu sản phẩm này từ nước ngoài.

Theo ý kiến một số DN, hiệp hội, Việt Nam hiện chỉ có khoảng 21.000 DN cơ khí nội địa (không tính DN FDI) đang sản xuất, kinh doanh để tồn tại và phát triển. Những DN cơ khí có số lượng lao động từ 500 người trở lên còn rất ít (chỉ khoảng 100 DN), còn lại đa phần là DN cơ khí có quy mô nhỏ.

Nếu không có “bàn tay” hỗ trợ của Nhà nước, định hướng hỗ trợ của Nhà nước thì sẽ vô cùng khó khăn, nhất là ngành cơ khí là ngành có công nghệ rất khó, vốn đầu tư lớn mà thu hồi vốn lại chậm, đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao, người lao động có tri thức, tay nghề, kỷ luật lao động; sản phẩm của ngành không phải dễ dàng phân phối, tiêu thụ như sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp khác.

Thu Nga