Đại diện VAMI cho rằng, không thể quan niệm xây dựng phát triển các doanh nghiệp cơ khí nội địa như đối với xây dựng phát triển các doanh nghiệp của các ngành kinh tế khác cần ít vốn, nguồn nhân lực không đòi hỏi trình độ tay nghề cao, vòng quay vốn ngắn... Do vậy Nhà nước cần có chính sách đặc thù để đầu tư phát triển công nghiệp cơ khí quốc gia.

{keywords}
 Cần có “bàn tay hữu hình của Chính phủ” để làm bà đỡ thông qua hệ thống chính sách như các nước đã và đang thực hiện

Tuy vậy, đại diện VAMI cho rằng, thị trường nội địa của ngành cơ khí Việt Nam là khá tiềm năng. Hơn nữa với địa chính trị của Việt Nam rất thuận lợi cho mối giao thương quốc tế, cho nên Việt Nam ngày càng được các nước có nền cơ khí mạnh muốn hiện diện tại đây để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Như vậy rõ ràng thị trường tiêu thụ các sản phẩm cơ khí ở Việt Nam chính là vốn, là tài nguyên của đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn trên thế giới đã cho thấy: Một quốc gia không thể tự có thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu sản phẩm. Muốn có được thì nhà nước và doanh nghiệp phải cùng có quyết tâm để xây dựng và bảo vệ.

Cơ khí là ngành chủ lực trong công nghiệp, nhất là công nghiệp hỗ trợ. Để xây dựng phát triển công nghiệp cơ khí nội địa Việt Nam thành hiện thực như ý Đảng lòng Dân mong muốn, không thể chỉ là nhiệm vụ riêng của các doanh nghiệp cơ khí phải tự vươn lên để cạnh tranh tồn tại theo điều tiết thị trường của “bàn tay vô hình” mà các doanh nghiệp cơ khí luôn luôn cần có “bàn tay hữu hình của Chính phủ” để làm bà đỡ thông qua hệ thống chính sách như các nước đã và đang thực hiện.

Do đó, đại diện VAMI cho hay, để Việt Nam có nhiều doanh nghiệp cơ khí chế tạo được các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế mở, nhà nước cần có chương trình, quy hoạch, lựa chọn một số sản phẩm, phân ngành cơ khí mà Việt Nam có thế mạnh về thị trường và năng lực sản xuất để tiếp tục xây dựng phát triển.

Hoàng Hiệp