Chia sẻ của ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội về tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố.

PV: Thưa ông, với những chính sách hiện hành, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội đã đạt được những kết quả cơ bản đáng chú ý nào? 

Ông Đàm Tiến Thắng: Lĩnh vực phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đã xây dựng thành một chương trình và một kế hoạch phát triển 5 năm 2021 – 2025, trong đó, từng năm đều xây dựng các kế hoạch để thực hiện.

Trong thực tiễn triển khai, TP Hà Nội rất cố gắng có những đột phá về mặt chính sách, để hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên thực tế, do cái môi trường khách quan về mặt pháp lý cũng như điều kiện thực tế của doanh nghiệp, sự phát triển công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội cũng chưa đạt được yêu cầu của thực tế.

Có nhiều đòi hỏi của doanh nghiệp cần được hỗ trợ, đáp ứng, nhưng do có những gò bó về cơ chế chính sách, chúng ta vẫn chưa làm được. Về điều này, tôi cho rằng, các cơ quan nhà nước phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa.

{keywords}

Nói về tổng thể, chúng tôi phấn đấu để Hà Nội có khoảng độ 900 doanh nghiệp. Trong năm 2020, chúng tôi thống kê được khoảng 500 – 560 doanh nghiệp. Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp cũng đã sản xuất công nghiệp hỗ trợ nhưng chưa tham gia vào chương trình thống kê của chúng tôi.

Công tác tuyên truyền về chương trình công nghiệp hỗ trợ của thành phố cũng chưa đến được tất cả doanh nghiệp và các doanh nghiệp thực sự cũng chưa có thông tin và cũng chưa mặn mà với chính sách của thành phố, đấy là những kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra.

{keywords}

PV: Ông nhận định ra sao về cơ hội cho DN Hà Nội tham gia chuỗi cung ứng?

Ông Đàm Tiến Thắng: Công nghiệp hỗ trợ hiện nay đang chủ yếu nằm ở trong những lĩnh vực mà các doanh nghiệp FDI phát triển rất tốt. Bởi những doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam người ta đều đem theo những cái doanh nghiệp vệ tinh của họ.  

Đồng thời sẽ có một số phần chuyển sang cho các doanh nghiệp trong nước, những doanh nghiệp nào đáp ứng được điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng như là đảm bảo về chất lượng hàng hóa, thì sẽ vào được chuỗi cung ứng này.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào nhưng trong quá trình triển khai thì cũng có doanh nghiệp phát triển lên thành những doanh nghiệp lớn, cũng có nhiều doanh nghiệp tham gia không thành công.

{keywords}

Chúng ta cần phải đặt ra vấn đề là, công nghiệp hỗ trợ không nên đặt mục tiêu chính là phục vụ cho các tập đoàn đa quốc gia nữa. Cái đấy là lẽ đương nhiên rồi.

Chúng ta cần phải đặt mục tiêu có những tập đoàn, những doanh nghiệp đầu đàn của Hà Nội mang tính quốc gia. Chính những doanh nghiệp nội địa đó sẽ là những doanh nghiệp phát triển bền vững và sẽ tạo được điều kiện cho doanh nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, của Hà Nội phát triển.

PV: Trên thực tế hiện nay, năng lực cạnh tranh  của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP Hà Nội đang có những cái mặt tích cực và những cái mặt hạn chế như thế nào?

Ông Đàm Tiến Thắng: Những cái doanh nghiệp nào mà đã tham gia vào chuỗi của các nhà sản xuất đa quốc gia, đã được đào tạo, có chuyên gia công nghệ của các Tập đoàn giám sát thì đều là những doanh nghiệp có chất lượng sản phẩm rất tốt.

{keywords}

Chúng tôi đi thăm những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT cho các hãng lớn như Toyota, Honda, thấy rằng, công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội hiện nay đã đến tầm quốc tế. Trong khu vực thì có thể nói là chúng ta đã nắm rất chắc tầm Đông Nam Á.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho nhu cầu doanh nghiệp trong nước thì thường theo tiêu chuẩn thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế. 

Tôi cho rằng, tất cả các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, là những doanh nghiệp phục vụ cho những ngành kinh tế chính đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng. Doanh nghiệp muốn tồn tại được thì bắt buộc phải chấp hành tất cả các quy chuẩn, từ cả quy chuẩn quốc gia của Việt Nam đến tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn toàn cầu.

{keywords}

Vấn đề quan trọng nhất, chúng tôi nhìn nhận đó là thị trường. Các doanh nghiệp bắt buộc cần có thị trường. Khi các doanh nghiệp hỗ trợ đạt được cái tiêu chuẩn quốc tế, thì người ta sẽ sản xuất những sản phẩm mà không phải chỉ phục vụ cho công ty đa quốc gia ở Việt Nam, mà sẽ là cho thị trường mang thương hiệu toàn cầu, là bán cho toàn thế giới.

Do đó, các doanh nghiệp phải có từng bước, từng bước để đi lên.

PV: Vậy, Sở Công Thương Hà Nội sẽ có những cái đột phá chính sách nào trong thời gian tới, để gỡ khó cho các doanh nghiệp CNHT?

Ông Đàm Tiến Thắng: Vừa rồi, thành phố đã có một đột phá trong việc phát triển hạ tầng công nghiệp. Hà Nội đã ký và tiến hành đầu tư đối với 43 cụm công nghiệp. Trong năm nay, chúng tôi có kế hoạch định khởi công cả 43 cụm công nghiệp đấy, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan nên chưa thể triển khai khởi công hết.

{keywords}

Ví dụ, 22 dự án trình lên Thủ tướng đến bây giờ mới được 2 dự án. Đến ngày hôm nay, chúng tôi đã khởi công được 2 cụm công nghiệp Đại Thắng và Phú Túc, Phú Xuyên, từ giờ đến cuối năm, cố gắng khởi công được 2 cụm công nghiệp nữa.

Bốn cụm công nghiệp đấy có diện tích khoảng 70 – 80 hecta. Và nếu 43 cụm này xong thì chúng tôi sẽ có khoảng 1000 hecta đất sản xuất cho doanh nghiệp.

Chính chúng tôi đặt ra vấn đề là, khi mà có đất rồi thì tất cả những nhà kinh doanh đều muốn thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào để đầu tư để nhanh chóng luân chuyển dòng vốn đầu tư. Có nghĩa là doanh nghiệp cần đất thì sẽ có đất để làm, mà doanh nghiệp đầu tư hạ tầng rồi thì cũng phải chuyển nhượng đi để thu về những cái phần đã đầu tư.

Chúng tôi đang dự kiến đưa ra quy định diện tích tối thiểu đối với cụm công nghiệp làng nghề, để tránh những cái trường hợp mà sau này quy định diện tích quá bé, không đáp ứng được về phòng chống cháy nổ, về xử lý môi trường. Chúng tôi dự kiến quy định là từ khoảng 500 – 1000m cho tối thiểu đối với làng nghề, còn các cụm công nghiệp tập trung thì không quy định.

Sang năm 2022, chắc chắn trong 43 cụm công nghiệp đấy, tôi lạc quan nhìn nhận là sẽ cơ bản khởi công hết 43 cụm và trong 1 – 2 năm tới chúng tôi sẽ có khoảng diện tích đất công nghiệp đáng kể hàng nghìn m. Và nếu mà chúng tôi thực hiện tốt các cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch, thì từ nay đến năm 2025 thậm chí Hà Nội có thể có tới 3000 hecta đất công nghiệp, chưa kể diện tích ở các khu công nghiệp.

Các khu công nghiệp cũng khoảng 2000 - 3000 hecta nữa. Cho nên bài toán về đất đai về Hà Nội là không giải quyết được ngay tại thời điểm này thì có nghĩa là thành phố đã nhìn nhận và rất cố gắng để làm sao mà trong 5 năm tới 2021 – 2025 chắc chắn bài toán đất đai về phát triển công nghiệp của Hà Nội đối với những doanh nghiệp có nhu cầu là sẽ được giải quyết. 

Xin cảm ơn ông!

Thực hiện: Thu Ngân

Thiết kế: