UBND tỉnh Đồng Nai đang dự thảo kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, với tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến gần 60 tỷ đồng.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 21 - 23% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tỉnh cũng đang hoàn thiện thông tin dữ liệu DN ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo cầu nối gắn kết DN công nghiệp hỗ trợ với DN sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Ông Nguyễn Trí Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương đánh giá, sự kết nối giữa DN FDI với DN công nghiệp hỗ trợ trong nước còn hạn chế. Các nhà đầu tư FDI trên thực tế ít quan tâm đến phát triển các DN công nghiệp hỗ trợ nội địa. Ngược lại các DN nội địa vì nhiều lý do khác nhau cũng khó tiếp cận với các DN FDI.

Đơn cử trong việc cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào, các DN FDI phát triển hệ thống nhà cung ứng chủ yếu là giữa các DN với nhau. Việc chuyển giao công nghệ giúp cho các DN trong nước từng bước làm chủ công nghệ và quản lý sản xuất là chưa có. Hầu hết các doanh nghiệp FDI ngành công nghiệp hỗ trợ sử dụng nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu, hoặc nguyên vật liệu, linh phụ kiện do DN FDI sản xuất. Phần lớn DN công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng của các DN FDI.

Tính đến cuối năm 2019, số lượng doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Đồng Nai là 664 dự án, tăng 240 dự án so với năm 2015.

Minh Đức