{keywords}
Hà Nội kỳ vọng đến hết năm 2020 có khoảng 900 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực CNHT. Ảnh minh họa: congthuong

Chương  trình này được xây dựng cho mục tiêu: Phát triển các lĩnh vực CNHT dựa trên nhu cầu và lợi thế phát triển của Hà Nội, phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển công nghiệp của Hà Nội và cả nước, bao gồm 3 lĩnh vực chủ chốt: Sản xuất linh kiện phụ tùng, CNHT phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và CNHT cho ngành dệt may - da giày.

Đồng thời, đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Nâng cao hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp CNHT tại Hà Nội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực CNHT…

Chương trình tập trung vào xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí phát triển CNHT xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực CNHT.

Đồng thời hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm CNHT. Đồng thời, nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu.

Hà Nội kỳ vọng đến hết năm 2020 có khoảng 900 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực CNHT. Chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực CNHT hàng năm tăng trên 12%, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân ngành công nghiệp năm 2019 - 2020 đạt từ 9,78 - 10,79%/năm, làm nền tảng đưa cả giai đoạn 2019 - 2020 tăng 8,6 - 9%.

Trúc Linh