Cơ hội từ các FDI

Hải Phòng là thành phố công nghiệp, trong những năm qua, cơ cấu ngành công nghiệp đã có bước chuyển dịch khá rõ theo hướng phát huy lợi thế thành phố cảng, thêm những ngành, sản phẩm công nghiệp mới có triển vọng đóng góp lớn về giá trị sản xuất, ngân sách.

{keywords}
Sản xuất CNHT tại Hải Phòng

Thành phố đã thu hút đầu tư được một số dự án FDI có công nghệ sản xuất tiên tiến, sản phẩm có tính cạnh tranh cao nằm trong chuỗi giá trị phân phối toàn cầu; bước đầu thu hút được dự án của một số tập đoàn, công ty lớn, thuộc nhóm 500 công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới như: Chevron, General Electric (GE), Idemisu, Bridgestone, LG và các tập đoàn khác có quy mô lớn và công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hóa có xuất xứ sản xuất ở Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đặc biệt trong năm 2017, Tổ hợp nhà máy sản xuất ôtô VINFAST với tổng vốn đầu tư 70.337 tỷ đồng được triển khai xây dựng và khánh thành vào tháng 6/2019.

Vì vậy, thời gian qua ngành Công nghiệp hỗ trợ của Hải Phòng chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực có thế mạnh như: công nghiệp chế tạo; đóng và sửa chữa tàu; sản xuất kim loại; sản xuất thiết bị cơ khí siêu trường, siêu trọng; sản xuất, lắp ráp ô tô tải nhẹ; sản xuất dây và cáp điện, sản xuất ống nhựa; da giầy-dệt may...

{keywords}
Khu Công nghiệp Nam Cầu Kiền Hải Phòng có Khu CNHT tập trung

Bên cạnh đó, một số dự án lớn về sản xuất sản phẩm ti vi, màn hình OLED, máy điều hòa nhiệt độ, máy hút bụi, máy giặt, điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng… của Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 1,5  tỷ USD, Công ty LG Display Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 2,09 tỷ USD, Công ty LG Innotech với tổng vốn đầu tư 1,05 tỷ USD hiện đã đi vào hoạt động còn có Dự án Tổ hợp sản xuất Ô tô Vinfast với tổng mức đầu tư 70.337 tỷ đồng đã khánh thành và đi vào sản xuất thương mại từ tháng 6/2019…

Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hải Phòng.

Năng lực hạn chế

Từ năm 2006 đến nay công nghiệp hỗ trợ của Hải Phòng đã sản xuất được một số sản phẩm của một số lĩnh vực như: Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí với các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành đóng tàu, ngành cơ khí chế tạo (Một số doanh nghiệp FDI đã đầu tư các nhà máy cơ khí chính xác, hệ thống máy công cụ CNC, các thiết bị điều khiển trung tâm PLG, máy cắt laser, Plasma… để sản xuất, chế tạo các chi tiết, bộ phận của máy & ô tô; tuabin máy phát điện gió; các chi tiết, cụm chi tiết máy; kết cấu thép để xuất khẩu, sản xuất chân vịt cho tàu thuyền; sản xuất, gia công lắp ráp ổ trục, vòng bi…).

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học với các sản phẩm công nghiệp phần cứng (Trên địa bàn thành phố có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này), sản xuất linh kiện điện tử (Tại Hải Phòng đã triển khai các dự án đầu tư lớn của Tập đoàn LG (Hàn Quốc): Dự án SX sản phẩm điện tử, ti vi, máy điều hòa nhiệt độ, máy hút bụi, máy giặt, điện thoại di động thông minh và các sản phẩm điện tử khác của Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 1.500 triệu USD;

Sản xuất sản phẩm màn hình LCD, cụm màn hình hiển thị trên xe ô tô: 7.600.000-8.600.000 sản phẩm/tháng; màn hình OLED TV: 140.00-180.000 sản phẩm/tháng, màn hình LCD: 480.000 sản phẩm/tháng của Công ty LG Display Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 2.090 triệu USD;

Dự án sản xuất modul Camera của Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 1.050 triệu USD. Dự án Pegatron VN 1, vốn đầu tư 19 triệu USD do Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp phép đầu tư hồi tháng 3; dự án Pegatron VN 2, vốn đầu tư 148 triệu USD đang thực hiện thủ tục đầu tư tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ để sản xuất các thiết bị điện tử dân dụng, máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, thiết bị truyền thông, linh kiện điện tử và bảng mạch cung cấp cho Microsoft, Sony, Lenovo và Apple..).

Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ của Hải Phòng vẫn còn rất sơ khai, hạn chế. Đa phần là DN FDI, số các DN Việt làm vệ tinh rất ít ỏi.

Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất lắp ráp ô tô (doanh nghiệp FDI trong KCN Nomura sản xuất túi khí bảo vệ, tay lái ô tô, bộ dây dẫn điện, linh kiện cho bộ phận tiếp liệu của ô tô, hệ thống loa ô tô… đạt chất lượng quốc tế; còn lại các cơ sở trong nước SX các linh kiện, phụ kiện, cụm chi tiết phục vụ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô tải mặc dù tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 30-45% nhưng chất lượng và mỹ thuật chưa cao.

Ngành cơ khí chế tạo cũng chưa có sự chuyển biến tích cực thậm chí đã quá tụt hậu so với sự phát triển chung của thế giới.

Các công nghệ tạo phôi, nhiệt luyện hay gia công kim loại của ngành cơ khí đều quá lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, ít sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đối với ngành sản xuất điện – điện tử đã và đang thu hút được các Tập doàn lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư sản xuất điện thoại, tủ lạnh, máy giặt, máy in, máy photocopy… nhưng việc cung cấp thiết bị, linh kiện lắp ráp vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp vệ tinh của Nhật Bản, Hàn Quốc cung cấp. Rất ít các doanh nghiệp Hải Phòng đủ điều kiện để tham gia cung ứng sản phẩm CNHT cho các Tập đoàn này.

Khoảng cách giữa khả năng cung ứng của các doanh nghiệp trong nước và yêu cầu về chất lượng, giá bán, thời gian giao hàng của các doanh nghiệp nước ngoài là rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp CNHT Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về vốn và công nghệ để có thể đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất phù hợp. Mặt khác, việc thâm nhập vào chuỗi cung ứng sản phẩm CNHT cho các Tập đoàn lớn cũng hết sức khó khăn (hiện hầu hết do các doanh nghiệp FDI vệ tinh của Tập đoàn này cung cấp).  

Thiếu sự liên kết, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp CNHT với các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp và ngược lại; giữa các nhà sản xuất CNHT với nhau; giữa các doanh nghiệp FDI và nội địa. Sự liên kết này cần phải có sự hỗ trợ và tác động của Nhà nước và sự chủ động của các doanh nghiệp trong nước. Hải Phòng có rất ít dự án về mua bán, chuyển giao công nghệ với nước ngoài được hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn KHCN của thành phố.

Thuý Hoà