Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp CNHT trên từng ngành, lĩnh vực còn ít, quy mô còn nhỏ lẻ và chưa phát triển, thiếu định hình, yếu cả về năng lực vốn, công nghệ lẫn năng lực sản xuất. Do đó, các doanh nghiệp này chưa tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An chỉ mới xuất hiện một số nhóm ngành CNHT chủ yếu như: Sản xuất linh kiện, phụ tùng kim loại; sản xuất bao bì; sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp hỗ trợ dệt may... Tuy nhiên, số lượng và quy mô các doanh nghiệp còn khá khiêm tốn.

Theo số liệu của Sở Công Thương tỉnh Nghệ An, các ngành CNHT tỉnh Nghệ An có khoảng chưa tới 100 doanh nghiệp, chiếm 24,15% số doanh nghiệp trong các ngành có CNHT và chỉ chiếm 7,6% tổng số doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp.

Cụ thể, CNHT ngành cơ khí, chế tạo hiện nay còn yếu, không đáp ứng được về số lượng, mẫu mã lẫn chất lượng sản phẩm, đặc biệt là trong các lĩnh vực đóng tàu, điện, xi măng; CNHT ngành sản xuất phụ tùng điện, linh kiện điện tử, CNTT, viễn thông chậm phát triển và rất yếu kém.

Ngành dệt may - da giày vốn là ngành chủ lực, tạo nhiều việc làm, mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho tỉnh nên những năm gần đây đã thu hút được nhiều dự án lớn. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp dệt may - da giày của Nghệ An phần lớn là gia công nên nguồn nguyên phụ liệu phải phụ thuộc vào sự chỉ định của nhà nhập khẩu nên CNHT ngành này không được quan tâm, đầu tư vì không có lãi; lĩnh vực CNHT sản xuất bao bì, in ấn và tem nhãn có khoảng 20 doanh nghiệp đang hoạt động, chủ yếu là doanh nghiệp trong nước với quy mô nhỏ và vừa.

Thu Nga