Thời gian qua, bên cạnh những chính sách chung của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực CNHT như Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển CNHT hay Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT với nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp CNHT, TP Hà Nội cũng đã chủ động trong việc thúc đẩy CNHT như Kế hoạch số 03/KH-UBND về thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2018.

Một loạt dự án trọng điểm của Hà Nội kỳ vọng trong việc thu hút đầu tư, tạo ra “cú đấm thép” thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.

Mới đây, hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (Hansiba) có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả hợp tác và đề xuất một loạt cơ chế ưu đãi liên quan đến việc xúc tiến hợp tác và hình thành Tổ hợp Techno Park tại KCN Hỗ trợ Nam Hà Nội để phát triển ngành CNHT và công nghệ cao (Hansuyrdesa

Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Hà Nội thời gian qua đã đã có bước tiến tích cực, tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia hiện vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng khi chưa có những doanh nghiệp và dự án nổi bật, mang tính động lực.

{keywords}
Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart.

Điểm nhấn tạo ra động lực mới cho CNHT Hà Nội 

Tổ hợp Techno Park là kết quả của hợp tác giữa giữa N&G Group, chủ đầu tư KCN Hanssip với đối tác Onaga, doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực CNHT tại Nhật Bản đồng thời cũng là đại diện cho cho nhóm các nhà sản xuất linh kiện tàu bay, hàng không, robot, máy phát điện, máy dân dụng,… Tuy nhiên hợp tác này mới dừng ở việc ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) và để tiến tới triển khai thực địa thì dự án được kỳ vọng là sẽ tạo ra cú huých cho ngành CNHT Hà Nội vẫn đang chờ thêm cơ chế của Chính phủ.

Hợp tác này được kỳ vọng là một điểm nhấn có thể tạo ra động lực mới cho CNHT Hà Nội khi N&G Group đã “lôi kéo” được ONAGA, doanh nghiệp có tiếng tại Nhật Bản cũng là đại diện cho cho nhóm các nhà sản xuất linh kiện tàu bay, hàng không, robot, máy phát điện, máy dân dụng,… để phát triển các Techno-Park chuyên biệt cho CNHT.

Đến nay, Hà Nội đã có một số KCN mạnh về lĩnh vực CNHT, thu hút được nhiều trong nước và FDI như Quang Minh, Bắc Thăng Long - Nội Bài… dù đây đều là những KCN không tập trung chuyên biệt vào mục đích phục vụ thu hút đầu tư CNHT như HANSSIP.

Với tổng mức đầu tư lên tới 5 tỷ USD, Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) có quy mô giai đoạn I là 640 ha, định hướng mở rộng lên tới 2.000 ha được kỳ vọng sẽ trở thành khu công nghiệp chuyên sâu ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao.

Theo công bố của Hanssip, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT và CNC, cụ thể là sản xuất các linh kiện điện tử; sản xuất các chi tiết phục vụ ngành công nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô,… khi đầu tư vào Hanssịp sẽ được hưởng khá nhiều ưu đãi như có thời gian thuê đất lên tới 70 năm, tới năm 2082 (hơn 20 năm so với các khu công nghiệp thông thường khác), miễn 20 năm tiền thuế sử dụng đất phải trả cho nhà nước, được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong 15 năm đầu ở mức 10%, trong đó 4 năm đầu được miễn hoàn toàn 100%, giảm 50% ở 9 năm tiếp theo tương đương mức 5%, và áp dụng mức 10% kể từ khi có thu nhập chịu thuế.

Năm nay cơ sở hạ tầng của Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ hoàn thành đồng bộ

Một dự án trọng điểm khác của Hà Nội cũng được kỳ vọng trong việc thu hút đầu tư, tạo ra “cú đấm thép” thúc đẩy CNHT và CNHT cho công nghệ cao là Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc.

Theo kế hoạch, năm nay, năm 2019 cơ sở hạ tầng của Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ được hoàn thành đồng bộ, công tác thu hút đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư; tập trung phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Khu CNC Hòa Lạc được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu phát triển trở thành một thành phố khoa học công nghệ sinh thái thông minh, là nơi thu hút các cơ sở nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ, sản xuất, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao nhằm phát triển tiềm lực KH&CN của Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong những năm qua, Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc tập trung hoàn thành xây dựng hạ tầng cơ sở bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản, hoàn thiện thể chế chính sách, nhằm đảm bảo đầy đủ hành lang pháp lý và các điều kiện ưu đãi tốt nhất để thu hút nhà đầu tư có tiềm lực về KH&CN cũng như các chuyên gia, nhà khoa học đến làm việc và sinh sống tại Khu CNC Hòa Lạc.

Thu Nga