Ngành sản xuất cơ khí của Việt Nam đang mất cân đối về mặt đầu tư của nhà nước so với các ngành công nghiệp, kinh tế khác.

 Việt Nam hiện chỉ có khoảng 20.000 doanh nghiệp cơ khí nội địa (không tính doanh nghiệp FDI) đang sản xuất, kinh doanh để tồn tại và phát triển. Những doanh nghiệp cơ khí có số lượng CBNV từ 500 người trở lên còn rất ít (chỉ khoảng 100 doanh nghiệp), còn lại đa phần là doanh nghiệp cơ khí có quy mô nhỏ.

{keywords}
Những vấn đề cần đặt ra đối với ngành cơ khí Việt Nam hiện nay

Là ngành giữ vai trò hạ tầng kỹ thuật cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và an ninh quốc phòng nhưng công nghiệp cơ khí mới chỉ đáp ứng khoảng hơn 30% nhu cầu thị trường nội địa.

Trình độ kỹ thuật của các doanh nghiệp cơ khí hiện nay còn khá lạc hậu, đặc biệt là so với các quốc gia trong khu vực.

Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các cấp quản lý có trách nhiệm cùng cộng đồng doanh nghiệp cơ khí nội đia Việt Nam làm sáng tỏ những vấn đề dưới đây để Chính phủ và Thủ tướng có những quyết sách cho ngành cơ khí nội địa trong những năm tới, cụ thể là những nội dung trọng tâm như sau:

1- Cần tổ chức đánh giá đúng thực trạng ngành cơ khí chế tạo nước ta hiện nay bị tụt hậu so với khu vực như thế nào? Nguyên nhân chủ quan và khách quan?

2- Khẩn trương đánh giá dung lượng của thị trường nội địa và xuất khẩu của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam thời gian qua và trong thời gian tới bảo đảm sát thực tế làm cơ sở cho việc định hướng phát triển ngành.

3- Cần đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ, phương pháp tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến của doanh nghiệp cơ khí nội địa Việt Nam đang ở trình độ nào khi nước ta đã tham gia hội nhập kinh tế toàn cầu?

4- Nêu lên khó khăn về cơ chế chính sách (chủ quan) và áp lực cạnh tranh xâm chiếm thị trường Việt Nam của nước ngoài (khách quan).

Khánh Vy