PV: Nghị quyết 115 về thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ vừa ban hành. Đây cũng là một nỗ lực rất là lớn của Bộ Công Thương trong thúc đẩy chính sách ra đời. Xin ông cho biết, với Nghị quyết này, đâu là điểm đáp ứng mong muốn của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhất?

{keywords}
Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp: Doanh nghiệp mong đợi cấp bù lãi suất sớm thành hiện thực

Ông Phạm Tuấn Anh: Nghị quyết này được ban hành là một quyết tâm rất lớn của Chính phủ. Sau hội nghị toàn quốc về công nghiêp hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vào cuối năm 2018, Bộ Công Thương và các Bộ ngành đã tham gia vào xây dựng Nghị quyết. Như tháng 8 vừa qua, Nghị quyết đã được Chính phủ ban hành.

Nghị quyết có rất nhiều điểm nhấn nhưng tôi chỉ muốn nói một điểm nhấn hiện nay mà tất cả các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đều rất quan tâm.  Đó là cái phần hỗ trợ bằng tín dụng. Trong Nghị quyết đã đề ra, là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và các sản phẩm cơ khí trọng điểm thì được hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất. Dự kiến tối đa, mức bù là đến 5%.

Đây là vấn đề mà chúng tôi cho là thực sự rất là cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam đều được sự hỗ trợ rất lớn từ các Tập đoàn mẹ hoặc các tổ chức tài chính của nước sở tại, lãi suất rất thấp.

Trong khi đó, lãi suất trong nước của chúng ta là rất cao. Với chênh lệch đó, chúng ta đã thua ngay từ bước đầu tiên khi sử dụng vốn đầu tư để đầu tư dự án rồi, tức là chúng ta thua ngay từ bước đầu. Doo vậym khi chính sách này được ban hành và đi vào cuộc sống thì tôi nghĩ sẽ hỗ trợ rất lớn, rất nhiều cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong thời gian tới.

{keywords}
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mong đợi cấp bù lãi suất sớm thành hiện thực
{keywords}
Đầu tư công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi vốn lớn

PV: Thực tế các chính sách ưu đãi về vốn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng đã có nhưng vẫn khó hấp thụ vào cuộc sống. Vậy ông nói gì về vai trò trách nhiệm của khối ngân hàng trong việc tạo điều kiện thúc đẩy chỉnh sách này đi vào hiện thực?

Ông Phạm Tuấn Anh: Chính xác là như vậy! Thời gian vừa qua, ngay cả các chính sách cấp bù lãi suất trong việc ưu đãi mua nhà ở xã hội hay hỗ trợ tổn thất sau thu hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp cũng gặp tình trạng tương tự. Các chính sách tiếp vận vốn và tín dụng ưu đãi cũng đang gặp rất nhiều khó khăndo những quy định cũng chưa rõ ràng.

Quay về lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, để triển khai được chính sách trong Nghị quyết 115 đưa ra, hiện nay chúng tôi đang phối hợp với Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính để xây dựng và quy định cụ thể vào sửa đổi Nghị định 111 về phát triển công nghiệp hỗ trợ mà Chính phủ đang giao chúng tôi soạn thảo để ban hành.

PV: Ngân hàng thường ưu tiên vốn cho những doanh nghiệp có tiềm năng về lợi nhuận. Nhưng ở lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, việc gia tăng lợi nhuận trong thời gian ngắn không thể nhanh như các lĩnh vực bất động sản. Vậy từ phía các doanh nghiệp, họ cần phải làm gì để có thể đáp ứng được các cái tiêu chuẩn, lọt vào mắt xanh của các ngân hàng?

Ông Phạm Tuấn Anh: Chính xác là các doanh nghiệp phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của mình lên. Thời gian qua,  Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cải thiện năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp, phối hợp với các Tổ chức Quốc tế như ILO, WB, IFC và phối hợp với Tập đoàn Samsung. Đây là những cơ hội, những bước để giúp nâng cao năng lực của chính bản thân các doanh nghiệp, nâng cao trình độ quản lý, cải tiến sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực và hỗ trợ trong công tác kết nối cho các doanh nghiệp. Các DN không thể một bước, một ngày mà nâng cao được năng lực mà nó cần có thời gian tích lũy, trong công nghiệp là như vậy. Và cái đấy thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan Chính phủ.

PV: Dự kiến, Nhà nước sẽ sử dụng nguồn vốn nào để thực hiện cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ?

Ông Phạm Tuấn Anh: Nguồn được sử dụng để cấp bù lãi suất hoặc hỗ trợ lãi suất sẽ được lấy từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn. Bộ Công Thương cũng đã làm việc với Bộ Kế hoạch đầu tư và cũng đã tổ chức nhiều buổi làm việc với Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính để hoàn thiện chính sách.

Các vấn đề sẽ được quy định trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những khó khăn, vướng mắc, thiếu sót trong các chính sách cấp bù lãi suất giai đoạn trước.

Chúng tôi hy vọng với nhiều nội dung quy định như vậy,  trong đầu quý I năm 2021, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định 111 sửa đổi.

 

Giải pháp về tài chính, tín dụng: Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển khi vay vốn ngắn hạn tại tổ chức tín dụng; Nhà nước thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp để thực hiện dự án sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển bằng nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổng hợp, đề xuất và phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để cấp bù chênh lệch lãi suất cho các tổ chức tín dụng thực hiện chính sách cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển thuộc đối tượng được hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

(Theo Nghị quyết 115/NQ-CP 2020 giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ ban hành ngày 6/8/2020)

 

 Phạm Huyền (thực hiện)