Hiện thành phố đã có kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn đến năm 2020, trong đó tập trung xây dựng, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm giảm nhập khẩu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. 

{keywords}
TP.HCM đang hoàn thiện đề án "Xây dựng và vận hành Cổng cơ sở dữ liệu sản phẩm công nghiệp chủ lực và công nghiệp hỗ trợ TP.HCM giai đoạn 2019-2023".

Theo kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của TP Hồ Chí Minh, đến năm 2020, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phải đáp ứng 45% nhu cầu nội địa và năm 2025 là 65%. Đây là mục tiêu khá cao trong bối cảnh ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, năm 2019, TP Hồ Chí Minh sẽ áp dụng nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp này.

Tuy nhiên, hiện nay gần 80% linh kiện, nguyên vật liệu dành cho sản xuất công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh phải nhập khẩu. Thành phố chỉ có khoảng 1.200 doanh nghiệp cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Con số này khá nhỏ so với quy mô hơn 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. 

Ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố đang đối mặt với nhiều khó khăn về quỹ đất, nguồn vốn và khoa học công nghệ. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất tại thành phố phải nhập nguyên liệu, phụ kiện, linh kiện từ nước ngoài...

Hiện thành phố đã có kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn đến năm 2020, trong đó tập trung xây dựng, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm giảm nhập khẩu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. 

Theo đó, các DN này được hỗ trợ lãi vay để đầu tư nhà xưởng, công nghệ sản xuất mới trong thời gian 7 năm, mức vốn vay tối đa là 200 tỷ đồng/dự án. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng triển khai chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ với các nội dung như: Kết nối cung cầu sản phẩm giữa DN của thành phố với các DN đầu cuối, DN thuộc lĩnh vực FDI, các DN nước ngoài; giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh để từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với các tập đoàn kinh tế nước ngoài…

Nhờ chương trình kích cầu đầu tư, một số DN công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí của thành phố đã từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm, trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 (cung ứng khuôn mẫu, linh kiện nhựa kỹ thuật, bao bì…) cho sản phẩm hoàn chỉnh của ngành điện tử, ô tô của các tập đoàn FDI.

Bên cạnh đó, một số DN trong và ngoài nước đã đầu tư sản xuất các dự án lớn như Công ty TNHH Deahan Motor, Vĩnh Phát Motor trở thành công ty sản xuất sản phẩm đầu cuối của chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này đã tiếp sức cho các DN công nghiệp hỗ trợ tham gia cung ứng cho các DN trong và ngoài nước trong tương lai.

Hiện ngành công thương TP.HCM đang hoàn thiện đề án "Xây dựng và vận hành Cổng cơ sở dữ liệu sản phẩm công nghiệp chủ lực và công nghiệp hỗ trợ TP.HCM giai đoạn 2019-2023". Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như Ngày hội tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2019; Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ năm 2019;

Tổ chức kết nối giao thương với DN nước ngoài, các công ty FDI; Tăng cường quảng bá năng lực cung ứng của DN sản xuất công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam với các đối tác cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, TP.HCM đang tập trung xây dựng, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút và hỗ trợ đầu tư nhằm giảm nhập khẩu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm gia công, lắp ráp.

Trúc Linh