FDI đầu tư mạnh vào Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc được biết đến là một trong những trung tâm công nghiệp lớn về cơ khí ô tô, xe máy và điện tử ở phía Bắc.

Với lợi thế của tỉnh, một số ngành công nghiệp chế tạo trên địa bàn đã thu hút FDI và phát triển mạnh, như: công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử.

{keywords}
Sản xuất tại cty Thiện Mỹ, Vĩnh Phúc (ảnh: PH)

Theo Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc, toàn tỉnh tính đến năm 2021 đã  có 415 doanh nghiệp FDI, 76% nằm trong các Khu công nghiệp (KCN), FDI ngoài KCN chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

Hàn Quốc là quốc gia đầu tư nhiều nhất tại Vĩnh Phúc (51%), tiếp đến là Nhật Bản (13%), Trung Quốc (12,5%), Đài Loan (10%). Năm 2020, tỉnh đã cấp đăng ký đầu tư cho 31 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 474,44 triệu USD.

Hầu hết dự án mới đều thuộc lĩnh vực công nghiệp: 13 dự án điện tử, linh kiện điện tử; 04 dự án phụ tùng ô tô, xe máy; 12 dự án lĩnh vực công nghiệp khác. Bình Xuyên là huyện có số lượng FDI đầu tư vào nhiều nhất, chiếm hơn 61%, tiếp đến là Vĩnh Yên với 28,4%. Có 86,7% doanh nghiệp FDI tại Vĩnh Phúc sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp.

Cập nhật đến năm 2020, Vĩnh Phúc có 1.232 DN công nghiệp chế biến chế tạo, trong đó có 268 DN FDI, chiếm tỷ lệ 21,8%. Trong công nghiệp, FDI điện tử chiếm tỷ lệ rất lớn, tới gần 50% doanh nghiệp, trong đó các công ty Hàn Quốc chiếm đa số với 79,3%, rồi đến Trung Quốc 12,3% và Đài Loan 5,0%. Công nghiệp xe máy chiếm tỷ lệ 6,1%, công nghiệp ô tô 7,2%,ệt may da giày8,4%, còn lại là các lĩnh vực khác.

Giai đoạn 2011 ‑ 2020 tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI ước đạt 2,66 tỷ USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư toàn của tỉnh. FDI đóng góp khoảng 70% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Năm 2019 tổng thu ngân sách đạt 35.069 tỷ đồng, trong đó đóng góp từ các dự án FDI là 65,5%.

Như vậy, FDI đã đóng góp quan trọng trong kết quả phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Trong đó, các Công ty xe máy và ô tô luôn có đóng góp lớn nhất, trên dưới 80% tổng số thu ngân sách và giải quyết việc làm cho khoảng 90.000 lao động.

Giai đoạn 2016-2019, số lượng DN FDI trong công nghiệp tăng15%/năm, trong đó đáng kể nhất là ngành điện tử và nhựa cao su. Về doanh thu, cơ khí vẫn đóng góp lớn nhất, chiếm tỷ trọng 55,2% trong FDI, điện tử 36,8%, dệt may 1,4% và sản phẩm nhựa, cao su 0,5%. Lĩnh vực điện tử sử dụng lao động nhiều nhất với 56.175 người (FDI chiếm 98,5%), Cơ khí chế tạo sử dụng 79,7%; Dệt may với 24.483 người và SX sản phẩm từ nhựa, cao su là 3.078 người. 

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng trực tiếp cho các FDI 

 

 

Năm 2020, Vĩnh Phúc có 11.208 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, với số vốn đăng ký trên 128,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 7.850 doanh nghiệp thực tế hoạt động (tương đương 70,04% doanh nghiệp đăng ký).

{keywords}
Các DN tại Vĩnh Phúc sản xuất sản phẩm CNHT (ảnh: PH)

Tuy nhiên, tỉ lệ DN Vĩnh Phúc tham gia vào chuỗi cung ứng trực tiếp cho các DN FDI đầu chuỗi giá trị còn rất ít, các DN tham gia sản xuất ở các lớp dưới trong chuỗi cũng chỉ mới hình thành. Tại địa bàn này, chuỗi cung ứng phát triển mạnh chủ yếu là lĩnh vực xe máy với DN đầu chuỗi là Honda, Piagio.

Mặc dù tỉnh đã có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa giữa năng lực của DN trong nước và nhu cầu của DN FDI trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc nâng cao khả năng đổi mới sáng tạo của các DN trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện để các DN của tỉnh có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng cho các DN FDI, hướng tới chuỗi cung ứng toàn cầu là yêu cầu hết sức cần thiết, bảo đảm cho công nghiệp của tỉnh phát triển bền vững.

Đặc biệt trong bối cảnh gần đây, căng thẳng thương mại và đại dịch COVID-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia, các DN FDI muốn tìm các nhà cung cấp tại chỗ tham gia vào chuỗi cung ứng, nội địa hóa cao nhất các sản phẩm.

Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với DN Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng bắt buộc các DN phải gia tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng, được thử sức ở thị trường rộng lớn.

Nhận diện bức tranh này, Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc đang nghiên cứu đề xuất một đề án về xúc tiến kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh, trong đó, Sở đưa ra hệ thống giải pháp đồng bộ để kích cầu doanh nghiệp CNHT trên địa bàn phát triển.

Thanh Thuý