Theo góc nhìn của bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ, việc tiếp cận ưu đãi cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang gặp nhiều khó khăn.
 
PV: Nghị định 111 của Chính phủ về phát triển CNHT đã đưa ra rất nhiều ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế mới có 35 hồ sơ nộp về  và 23 trường hợp doanh nghiệp có giấy chứng nhận được hưởng ưu đãi. Bà có đánh giá như thế nào về con số này?

Bà Trương Thị Chí Bình: Nghị Định 111 là Nghị định đầu tiên nói về doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, , xác định doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ để hướng ưu đãi là theo Luật Quản lý thuế 71. Nếu như bạn là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ thì sẽ được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất. Đó là mức hấp dẫn nhất nhưng chỉ dành cho các dự án mới.
Trong khi đó, các dự án đang sản xuất rồi thì không được.
 
300 doanh nghiệp CNHT lớn của chúng ta đã làm tốt trên thị trường lại là những doanh nghiệp cũ đã ra đời từ lâu. Bây giờ, họ đầu tư dây chuyền sản xuất mới thì họ sẽ được hưởng ưu đãi ở phần đầu tư dây chuyền sản xuất mới thôi còn những phần đầu tưcũ là không được.
 
Đấy là lý do doanh nghiệp không mặn mà vì thực ra họ có nộp cũng chẳng được. Trong 23 doanh nghiệp đã được nhận là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được ưu đãi thì chỉ có 4 - 5 doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam còn lại là FDI.
 
Bởi vì FDI mới là các dự đầu tư mới. Nghịch lý này dẫn đến, doanh nghiệp Việt Nam không thể nào tiếp cận được những ưu đãi của Chính phủ chỉ vì họ là doanh nghiệp cũ. Họ đầu tư một dây chuyền sản xuất mới mà lặn lội đi xin chỉ cho dây chuyền sản xuất mới đó thì đúng là khó.
Bản thân hiệp hội đã đứng ra hỗ trợ làm đầu mối, làm thủ tục và sẽ lập thành một nhóm để nộp lên Bộ Công thương cho gọn gàng thủ tục nhưng họ cũng không mặn mà bởi vì họ thấy là được vạ thì má cũng xưng.
 
PV: Vậy với Quyết định 68 của Thủ tướng về chiến lược phát triển CNHT,bà đánh giá gì về hiệu quả của chính sách này?

{keywords}
Sản xuất tại công ty EMTC


 
Bà Trương Thị Chí Bình: Chương trình 68 là chương trình hỗ trợ để nâng cao nâng lực của doanh nghiệp Việt Nam chú không phải ưu đãi. Chương trình 68 bắt đầu được triển khai từ năm 2018, đến nay là năm thứ 2 với ngân sách khá là tốt.
Hiệp hội Công nghiêp hỗ trợ Việt Nam cũng rất may mắn được nộp hồ sơ và được Cục Công nghiệp Bộ Công thương tài trợ một số hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp với một phần vốn đối ứng từ doanh nghiệp và một phần từ ngân sách.
 
Những chương trình mà Hiệp hội thực hiện rất hiệu quả. Ví dụ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất trong quá trình sản xuất, hỗ trợ DN áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng yêu cầu của mạng lưới sản xuất toàn cầu như ISO TS 16949 trong nghành ô tô hay dãn nhãn CEON cho ngành điện tử rất hiệu quả.


Chương trình 68 cũng hỗ trợ đưa doanh nghiệp đi hội chợ quốc tế tại các quốc gia phát triển mạnh về CNHT như Nhật Bản. Chưa kể là các chương trình kết nối với khách hàng lớn cho DN CNHT Việt Nam. Hầu hết các chương trình này rất hiệu quả.

PV: Vậy theo bà, cần phải có giải pháp căn cơ nào trước mắt như hiện nay để có thể nhannh chóng chớp thời cơ trong sân chơi này?
 
Bà Trương Thị Chí Bình: Đầu tiên về chất lượng của doanh nghiệp phải tốt lên. Với những doanh nghiệp hiện có, Chính phủ cần tập trung để phát triển họ cho tốt đã chứ đừng nghĩ phải thêm số lượng dù số lượng cực kỳ quan trọng. 300 doanh nghiệp đấy thay vì họ nhỏ mà phát triển lớn lên thì họ sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội để các doanh nghiệp khác cung cấp cho họ. Phải đặt ra mục tiêu rõ ràng là cần hỗ trợ những doanh nghiệp này giúp họ mạnh lên.
 
Chương trình 68 phải hướng vào những doanh nghiệp đấy giúp họ về mọi mặt: tài chính, công nghệ, tiêu chuẩn quốc tế, năng lực thị trường. Cần làm quyết liệt và cụ thể rõ ràng chứ không thể chung chung và chương trình đấy cũng phải được giám sát hiệu quả một cách cụ thể chứ không thể làm như những chương trình hỗ trợ DN của Chính phủ trước đây được.
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và họ vẫn theo chiến lược của họ cho dù Chính phủ có hỗ trợ gì đi nữa thì thị trường vẫn là câu chuyện quyết định đến bài toán của họ.
 
Chính phủ một mặt hỗ trợ nâng cao năng lực thì mặt khác phải cố gắng tạo ra thị trường.
 
Bây giờ chúng ta đã ký rất nhiều hiệp định, chúng ta khó có thể can thiệp vào câu chuyện thị trường tuy nhiên nếu Chính phủ đặt đầu bài với tập đoàn lớn ở Việt Nam đang có sản lượng lớn ví dụ trong ngành điện tử.
 
Ví dụ, chúng ta cùng nhau phát triển một linh kiện nào đấy, ta gọi các doanh nghiệp Việt Nam đến để cùng ngồi với nhau cùng đầu tư cùng bàn thảo thì mới có thể tham dự tốt vào ngành điện tử.
 
Nếu không thì chỉ như hiện nay, tức là các doanh nghiệp chỉ được làm một vài linh kiện đơn giản. Chúng ta chỉ là những doanh nghiệp đến sau và sẽ không được làm những sản phẩm giá trị gia tăng tốt bởi bao giờ, các Tập đoàn cũng dành cơ hội này cho những doanh nghiệp ruột của họ.
Ví dụ vỏ điện thoại cho Samsung, model mới nhất không đến doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta chỉ làm được những model cũ sản lượng thấp. Tức là chúng ta hoàn toàn bị động trong câu chuyện này, người mua quyết định toàn bộ. Cho dù năng lực chúng ta có giỏi đến mấy mà thị trường không có một chút tiếng nói nào thì cũng rất khó.
 
Thứ 3 với những người chơi lớn trong thị trường, đang là niềm hy vọng của nền công nghiệp chế tạo Việt Nam như Vinfast, Thaco, Huyndai Thành công, những chỗ mà có doanh nghiệp đang làm thì Chính phủ Việt Nam phải có những tác động 2 chiều win- win với họ. Họ cũng là những tập đoàn tư nhân, hoạt động cũng vì mục tiêu lợi nhuận, Chính phủ hỗ trợ họ để họ có thể hỗ trợ được. Thay vì họ mua của người mua ở nước ngoài thì họ mua, ưu đãi hơn cho doanh nghiệp Việt Nam cho dù chúng ra kém hơn một chút, giá có thể cao hơn một chút nhưng phải hỗ trợ ban đầu thì chúng ta mới có thể nhảy vào cuộc chơi này
Đây là những bước thiết yếu cần phải làm, nếu không làm được thì những thách thức không thể vượt qua được.
 
Băng Dương (thực hiện)