{keywords}

 PV: Công nghiệp hỗ trợ vừa đòi hỏi vốn lớn, lại chịu sự cạnh tranh khốc liệt với chính các công ty FDI. Nguyên cớ nào khiến ông bắt duyên với lĩnh vực sản xuất này?

Ông Đàm Việt Hùng: Việc các tập đoàn lớn của thế giới lựa chọn Việt Nam làm điểm đến để đặt nhà máy đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tôi đến với lĩnh vực CNHT là do cơ duyên trong kinh doanh từ một người bạn, khởi nghiệp chúng tôi bắt đầu từ một công ty thương mại các sản phẩm MRO cho các tập đoàn lớn như Samsung.

Giai đoạn đầu tôi nhận thấy đa số các sản phẩm CNHT cho các tập đoàn lớn đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, từ đó ý tưởng làm sản xuất các sản phẩm CNHT đến với tôi. Năm 2016, khi có cơ hội, tôi đã mạnh dạn bước chân vào lĩnh vực sản xuất CNHT.

{keywords}

PV: Trong quá trình khởi nghiệp với lĩnh vực CNHT, ông có khi nào gặp phải thất bại lớn? 

Ông Đàm Việt Hùng: Có chứ! Năm 2016 tôi rời khỏi công ty của bạn tôi vì không cùng chí hướng, bạn tôi thì thích làm thương mại, tôi thì thích làm sản xuất. Vợ chồng tôi quyết định mở nhà máy đầu tiên cùng với đối tác ở Hưng Yên, tuy nhiên vì thiếu kinh nghiệm và lựa chọn sai đối tác nên chúng tôi đã thất bại.

Ngay sau đó tôi và bà xã vẫn quyết tâm mở lại nhà máy thứ 2 tại Bắc Ninh với nguồn lực còn lại “rất mỏng”, mọi việc chỉ diễn ra trong vòng 1 năm khi nghĩ lại việc này tôi thật sự thấy mình quá liều lĩnh, rất may mắn là chúng tôi đã vượt qua tất cả.

{keywords}

PV: Được biết, công ty là vệ tinh của Tập đoàn Samsung. Xin ông có thể chia sẻ câu chuyện của mình trong quá trình tiếp cận và trở thành vệ tinh cho Samsung?

Ông Đàm Việt Hùng: Thịnh Vượng là Công ty 100% vốn của Việt Nam, chuyên sản xuất mặt hàng khay nhựa dùng cho ngành điện tử và thực phẩm. Trong quá trình hoạt động và phát triển, việc trở thành vendor cấp I cung cấp sản phẩm khay nhựa cho Samsung Display là việc nổi bật nhất mà Thịnh Vượng đã làm được.

{keywords}

Điều này cũng bắt nguồn từ chủ trương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung. Nhưng phải nói rằng, thật sự việc trở thành vendor cấp I cho Samsung Display là việc rất khó khăn. Chúng tôi đã phải vượt qua rất nhiều hàng rào kỹ thuật của Samsung.

Thời gian đầu tiến hành Audit để trở thành vendor cấp 1, các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc của Công ty gần như ăn nằm tại nhà máy để setup và làm đối ứng với Samsung, việc Audit cũng phải trải qua rất nhiều lần mới được công ty mẹ của Samsung ở Hàn Quốc thông qua. Chúng tôi phải thiết lập văn phòng tại Hàn Quốc để thực hiện việc phát triển với phòng R&D của Tập đoàn Samsung tại Hàn Quốc.

Khi bắt đầu nhận được đơn hàng chúng tôi phải thực hiện duy trì liên tục các tiêu chuẩn của Samsung trong quá trình sản xuất. Trong quá trình làm việc Thịnh Vượng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và quan tâm từ chính quyền UBND tỉnh Bắc Ninh và Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh.

{keywords}

PV: Vừa qua, công ty cũng đã được Samsung hỗ trợ cải tiến sản xuất. Ông đánh giá như thế nào về sự hỗ trợ này? 

Ông Đàm Việt Hùng: Việc Công ty Thịnh Vượng được Samsung lựa chọn là đơn vị được hỗ trợ cải tiến sản xuất xuất phát từ sự quan tâm hỗ trợ của UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Công Thương và Samsung.

Quá trình hỗ trợ cải tiến sản xuất có tác động rất thiết thực tới hoạt động sản xuất của chúng tôi, cụ thể sau khi cải tiến tỉ lệ hàng lỗi trong quá trình sản xuất giảm được 20%, thời gian thay khuôn giảm 20%, tỉ lệ tổn hao phát sinh trong quá trình sản xuất giảm 30%.

Bên cạnh đó các chuyên gia của Samsung đã xây dựng hệ thống tổng hợp báo cáo các dữ liệu sản xuất của nhà máy, thông qua đó xây dựng hệ thống KPI để đánh giá hiệu suất của từng công đoạn, từng bộ phận, từng máy sản xuất, các dữ liệu này sẽ là tiền đề để công ty thực hiện được “chuyển đổi số” toàn bộ nhà máy trong tương lai gần.

{keywords}

PV: Thưa ông, từ kinh nghiệm trở thành vệ tinh cấp 1 cho Samsung, theo ông, bí quyết để một doanh nghiệp Việt đặt chân vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu là gì?

Ông Đàm Việt Hùng: Về bí quyết để đặt chân vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu thì thú thật tôi không có bí quyết gì cả, chúng tôi chỉ là có cơ hội, chấp nhận chi phí cơ hội và cố gắng làm tốt nhất có thể phần việc của mình thôi, còn việc sau đó Thịnh Vượng trở thành Vendor cấp 1 cho tập đoàn Samsung đối với tôi đó là một may mắn.

{keywords}

Thời gian tới, công ty có chiến lược phát triển ra sao để vươn lên hơn nữa trong lĩnh vực CNHT?

Ông Đàm Việt Hùng: Thế giới và chính phủ Việt Nam đều đang kêu gọi giảm rác thải nhựa từ các sản phẩm bao bì nhựa. Trong ngành bao bì nhựa cũng đang có sự dịch chuyển về nguyên vật liệu sản xuất từ nhựa sang giấy hoặc từ nhựa sang nhựa tự hủy.

Trong bối cảnh như vậy để vươn lên trong lĩnh vực của mình, Thịnh Vượng có hai chiến lược phát triển: một là tiến hành phát triển các sản phẩm bao bì nhựa tự hủy; hai là thực hiện chiến lược “Kinh tế tuần hoàn”, đầu tư thêm máy móc công nghệ để có thể thực hiện được việc lấy các khay nhựa đã qua sử dụng của khách hàng về làm nguyên liệu sản xuất cho quy trình sản xuất của Thịnh Vượng.

Việc thực hiện được chiến lược “Kinh tế tuần hoàn” sẽ làm giảm việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch, kéo dài dòng đời sản phẩm, giảm lượng rác thải nhựa và thuận theo xu thế “Tăng trưởng xanh” của các tập đoàn lớn trên thế giới đang thực hiện.

{keywords}

Thực hiện: Thuý Hoà

Thiết kế: Phạm Luyện

Đối thoại: Bắc Ninh vượt khó trong đại dịch, kinh nghiệm từ Hanel PT

Đối thoại: Bắc Ninh vượt khó trong đại dịch, kinh nghiệm từ Hanel PT

Bằng sự năng động, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Bắc Ninh vẫn cố gắng đạt mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch. TGĐ công ty Hanel PT chia chia sẻ về kinh nghiệm này trong chương trình đối thoại trực tuyến.