Ngành thủy sản trở thành ngành sản xuất, giá trị xuất khẩu có khả năng lên trên 10 tỷ USD. Với ngành này, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư mạnh về cơ khí, tự động hóa như cung cấp thức ăn cho con tôm trong các ao nuôi cơ giới hóa thâm canh cao, vận chuyển tôm hiệu quả từ ao nuôi về nhà máy chế biến. Nuôi cá lồng bè trên biển với lồng kết cấu thép, chống bão cấp 12, xử lý nước đảm bảo chất lượng nước ao nuôi…thực tế đã đem lại hiệu quả cao.

{keywords}
Phát triển cơ khí phục vụ ngành thủy sản

Những sản phẩm cơ khí kết hợp trong ngành thủy sản đã tạo nên năng suất vượt trội cho sản xuất, đặc biệt đối với ngành mà mỗi giờ sản phẩm tươi ngon có giá trị hơn rất nhiều về mặt chất lượng, dinh dưỡng như thủy sản.

Nâng cao chất lượng còn giúp các mặt hàng thủy sản chủ lực như cá tra, cá basa, tôm,... của Việt Nam đủ chất lượng để xuất khẩu vào những thị trường khó tính nhưu EU, Nhật Bản hay Bắc Mỹ.

Lợi nhuận từ chăn nuôi tôm cá lồng bè ứng dụng công nghệ cao ở những nơi thích hợp trên biển hiệu quả và ổn định hơn so với đánh bắt cá gần và xa bờ, có thể từ 20% đến 40% vốn đầu tư. Cơ giới hóa ao nuôi, lòng bè nuôi thủy sản trên sông, trên biển cần nhiều thiết bị công nghiệp mà trong nước đã sản xuất được.

Cơ khí đã hỗ trợ phục vụ toàn khâu từ chăn nuôi, chế biến thức ăn và chế biến thủy sản đa dạng là thị trường đầy tiềm năng của ngành cơ khí chế tạo

Cùng với ngành thủy sản, các ngành chế biến sữa, chế biến dược liệu cũng cần các hệ thống thiết bị tự động chất lượng cao trong chăn nuôi, thu hoạch sữa, trong tiệt trùng, chiết rót nguyên liệu sữa tươi và thu hái, chế biến cây cỏ, dược liệu.

Hoàng Hiệp