- Hầu hết những người trẻ làm ngành khoa học đều cho rằng, cơ chế ngành khoa học cho các nhà nghiên cứu trẻ đã thuận lợi hơn trước rất nhiều, song vẫn còn nhiều việc phải làm.

{keywords}
Nhiều nhà khoa học trẻ cho rằng, cơ chế cho ngành khoa học đã được cải thiện hơn trước rất nhiều.

TS Nguyễn Xuân Nhiệm, Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), người có tới hơn 90 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế, khẳng định rằng, cơ chế cho các nhà khoa học trẻ hiện nay đã “có rất nhiều cái mở”, tốt hơn rất nhiều so với cách đây khoảng 10 năm, khi anh bắt đầu chập chững bước chân vào con đường nghiên cứu khoa học.

Điều kiện giao lưu với nước ngoài, tiếp cận các nguồn thông tin từ các bài báo chuyên ngành đã thuận lợi hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, môi trường nghiên cứu khoa học, trang thiết bị cũng được đầu tư rất lớn so với điều kiện kinh tế. Quan trọng hơn, những người lãnh đạo đã rất quan tâm tới việc thu hút, đào tạo và bồi dưỡng những người trẻ tuổi”, vị TS 33 tuổi chia sẻ.

TS Nguyễn Thiên Tạo, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, VAST, cũng đồng tình rằng, chính sách hiện nay phần nào đó tháo gỡ vướng mắc về cơ chế cho các nhà khoa học khi nhiều văn bản quy định về cơ chế, chính sách trong khoa học công nghệ (KHCN) đã bắt đầu có hiệu lực, chẳng hạn như Nghị định 40 năm 2014 quy định về sử dụng, trọng dụng các cá nhân hoạt động KHCN.

Thực tế đầy đều là các văn bản mới ban hành trong thời gian gần đây và mới có hiệu lực, do vậy chưa có thống kê, đánh giá nào về tính hiệu quả trong quá trình vận dụng và thực hiện các văn bản trên do vậy rất khó có thể đánh giá cụ thể được. Tuy nhiên, cá nhân tôi đánh giá đây là bước tiến bộ trong quản lý khoa học và cũng là nỗ lực của các nhà quản lý khoa học trong thời gian qua”, vị TS từng đoạt Giải thưởng công trình nghiên cứu xuất sắc tại Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về nghiên cứu đa dạng và bảo tồn các loài động vật có xương sống Châu Á năm 2012 tại Nhật Bản chia sẻ.

Trong khi đó, TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Khoa học Tự nhiên thì chia sẻ rằng, hiện nay, Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều hơn đến phát triển KHCN. “So với thời của các thầy, cô đã dìu dắt mình thì hiện nay một nhà nghiên cứu trẻ đã có thể sống được với nghề”, TS trẻ từng từ chối công việc 700-800 USD từ khi mới ra trường để để đeo đuổi con đam mê nghiên cứu ngành khoa học thông tin và máy tính chia sẻ.

Theo vị TS mới chỉ 31 tuổi này, “các cơ chế cho người làm khoa học hiện nay đã thông thoáng hơn mà Quỹ Đổi mới KHCN Quốc gia (NAFOSTED) là một ví dụ điển hình. Qũy phát triển khoa học và công nghệ quốc gia là một hình thức cải tiến của các mô hình quản l‎ý kinh phí nghiên cứu khoa học hiện có. NAFOSTED cho phép đánh giá kết quả thông qua đầu ra chứ không tập trung vào đầu vào như trước kia và quá trình quản l‎ý kinh phí là minh bạch”.

Nhiều việc phải làm

Mặc dù thừa nhận điều kiện nghiên cứu cũng như cơ chế đối với ngành khoa học đã cởi mở hơn, song nhiều nhà khoa học trẻ vẫn cho rằng, vẫn còn những nút thắt cần được tháo gỡ để KHCN nước nhà có thể cất cánh, ngang tầm thế giới.

{keywords}
TS Lê Hoàng Sơn (trái), Đại học KHTN, Đại học QG Hà Nội cho rằng, những đổi mới trong cơ chế cho ngành khoa học cần phải được nhân rộng hơn nữa.

TS Nguyễn Thiên Tạo cho rằng, hiện nay, mặc dù hàng loạt các quy định chính sách mới đã được ban hành, song, các cơ chế cũ vẫn tồn tại, các văn bản trong hệ thống pháp luật vẫn chồng chéo, chưa đồng bộ.

Điều này phần nào đã cản trở việc cải cách”, TS Tạo nói. “Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học còn quá nặng nề và mất rất nhiều thời gian trong khâu thanh quyết toán…

Theo TS Tạo, để KHCN Việt Nam phát triển, cần phải tạo nhiều điều kiện hơn nữa cho những người trẻ tuổi nghiên cứu khoa học phát huy được hết khả năng của họ.

Các nhà quản lý, các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm, lão thành cần đặt niềm tin hơn nữa vào lớp trẻ”, TS chia sẻ. “Ngoài ra chế độ đãi ngộ cũng cần cải thiện để chúng ta không phải đặt câu hỏi là có thể sống bằng nghề nghiên cứu khoa học được không?

Chia sẻ quan điểm này, TS Lê Hoàng Sơn cũng cho rằng, sự đổi mới trong ngành KHCN hiện nay còn khá khiêm tốn và cần được nhân rộng để giúp KHCN có bước phát triển vượt bậc hơn nữa.

Chẳng hạn như Quỹ NAFOSTED được coi là một cơ chế mới giúp các nhà khoa học trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm có cơ hội cạnh tranh công bằng với các nhà khoa học khác, song theo TS Sơn Quỹ NAFOSTED vẫn chưa giải quyết được hoàn toàn vấn đề của những người trẻ.

Theo TS Sơn, nguồn kinh phí của Quỹ khá hạn hẹp so với các đề tài, dự án sản xuất khác khiến các nhà khoa học trẻ thường gặp nhiều khó khăn hơn khi đặt trên bàn cân so sánh với các nhà khoa học có tiếng.

Bên cạnh đó, mặc dù Quỹ đã khoán đầu ra nhưng các kinh phí thực hiện đề tài vẫn bị áp theo các thông tư, nghị định quản lý với khung giá trần cho các hoạt động. Ngoài ra, thời gian xử lý hồ sơ của quỹ cũng tương đối lâu, cập nhật kết quả chậm và cuối cùng là cơ chế đánh giá sản phẩm đầu ra cũng chưa thống nhất.

Về cơ bản, Quỹ NAFOSTED đã là một hình thức quản lý rất tốt rồi, nhưng nếu cải thiện thêm được điều này nữa thì tôi nghĩ các nhà khoa học sẽ tập trung nhiều hơn để đưa ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn nữa”, TS Sơn chia sẻ.

Trong khi đó, TS Nguyễn Mạnh Hùng (VAST) chỉ ra khá nhiều bất cập trong cơ chế ngàn khoa học hiện nay như lượng tiền sử dụng cho nghiên cứu còn ít trong tổng số tiền chi cho KHCN; Cơ chế xét duyệt đề tài, dự án còn rất bất cập, không minh bạch, mang tính cảm tính. Đề tài xét duyệt thắt chặt đầu vào, thả nổi đầu ra; Lãng phí do sự trùng lặp các nghiên cứu, lãng phí nguồn nhân lực do bố trí, sử dụng không khoa học.

Bên cạnh đó, thu Thu nhập cho nghiên cứu viên thấp, không đảm bảo cho cuộc sống nên ngành KHCN ít thu hút được nhân tài, những người làm việc trong hệ thống không yên tâm công tác nên phải làm thêm để kiếm sống, không tập trung cho chuyên môn, sáng tạo.

Có thể nói, Bộ KHCN Việt Nam đặc biệt là Bộ trưởng Nguyễn Quân đã làm được nhiều việc, tuy vậy, còn rất nhiều việc phải làm”, TS Hùng chia sẻ.

Lê Văn