- Ngay sau thảm họa thiên nhiên động đất, sóng thần kèm theo sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011, nền công nghiệp điện hạt nhân rơi vào tình trạng điêu đứng gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nhật Bản.


Sau thắng lợi của cuộc bầu cử quốc hội giữa tháng 12/2014 vừa qua, đảng Dân chủ Tự do LDP cầm quyền và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đứng trước sự lựa chọn mới về các đường lối đối nội, đối ngoại và phát triển kinh tế đất nước.

Trong đó, có cả chính sách điện hạt nhân. Mặc dù, ngay trước cuộc bầu cử quốc hội lần này, chính phủ Abe đã đưa rachủ trương dần dần tái khởi động các lò phản ứng còn làm việc bình thường trước khi xẩy ra sự cố Fukushima, đồng thời bác bỏ chủ trương “loại trừ điện hạt nhân” do chính phủ cũ của đảng Dân chủ Nhật DPJ đưa ra sau Fukushima khi đảng này còn cầm quyền.

Thực thi chủ trương “tái khởi động”, vượt lên thái độ của đa số dân chúng trong nước (với con số thăm dò khoảng 60%) không đồng tình điện hạt nhân, Cơ quan An toàn Hạt nhân NRA khởi đầu kế hoạch kiểm tra và quyết định chấp nhậncho các nhà máy đạt tiêu chí an toàn theo luật mới, trước hết là hai nhà máy Sendai và Takahama.

{keywords}

Một nhà máy điện than ở Nhật. Ảnh: Nguồn PowerEngineering.

Và giờ đây, sau cuộc bầu cử với thắng lợi áp đảo của liên minh đảng cầm quyền LDP, chính phủ Abe bắt đầu cân nhắc một cách toàn diện vấn đề, quyết định tổng thể chính sách năng lượng của đất nước. Bên cạnh khôi phục năng lượng hạt nhân là hạn chế năng lượng dầu,than không chỉ gây ô nhiễm không khí còn phụ thuộc nhập khẩu đến 100% nhiên liệu, đồng thời phát triển ở mức độ thích hợp năng lượng tái tạo (điện mặt trờivà điện gió).

{keywords}

Nhà máy điện gió Kamisu phía đông Nhật bản.Ảnh: Nguồn Wind Power

Riêng về năng lượng hạt nhân, chính phủ Abe không chỉ tiếp tục chủ trương tái khởi động có chọn lọc các lò phản ứng của các nhà máy điện hạt nhân trước đây mà còn dự kiến xây các lò phản ứng mới thay thế các lò phản ứng đã quá cũ. Ý đồ này chỉ vừa tiết lộ vài hôm trước, vào ngày 24/12/2014,qua một văn kiện mới, gọi là “Báo cáo tạm thời của một ủy ban thuộc Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản về chính sách năng lượng”, trong đó cho biết việc xây dựng các lò phản ứng mới thay thế các lò đã quá cũ để tái khởi động cần phải được cân nhắc như là một lựa chọn khả thi.

Bản báo cáo viết rõ: “Nếu không có một tầm nhìn tương lai rõ ràng cho điện hạt nhân của đất nước, bao gồm cả việc phải làm sao để đảm bảo nguồn cung điện năng bị mất đi dohệ quả của việc tháo dỡ các lò phản ứng, các công ty điện lực và cộng đồng địa phương sẽ khó đi đến quyết định có loại bỏ các lò phản ứng hạt nhân hay không”.Văn kiện này nhấn mạnh lại vai trò chính của năng lượng hạt nhân và cho rằng nó cũng có “tầm quan trọng như năng lượng tái sinh” xét về ưu điểm giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Đồng thời nhấn mạnh: “chính phủ cần xác định rõ quan điểm về việc xây mới các lò phản ứng, điều này cũng tương đương như thay thế các lò cũ trong khi nó thúc đẩy sự cảm thông của công chúng đối với điện hạt nhân”.

Trước hiện trạng dân Nhật vẫn còn chưa hết kinh hoàng với thảm họa động đất sóng thần và hệ lụy Fukushima, bản ”Báo cáo tạm thời cũng đề cập đến các biện pháp cổ suý cho điện hạt nhân, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống trợ giá điện năng được sản xuất từ điện hạt nhân để giúp ổn định lợi nhuận dài hạn của các công ty điện lực ngay cả sau khi thị trường điện năng của Nhật Bản mở cửa toàn diện”, tức nhiều loại điện năng khác nhau.

Không chỉ dân chúng đất nước Mặt Trời Mọc, công luận thế giới cũng đang đón đợi các chính sách mới, toàn diện và cụ thể của Chính phủ Shinzo Abe về năng lượng hạt nhân và năng lượng nói chung trong năm sớm 2015.

  • Minh Trần